Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Những thói quen khiến trẻ chậm phát triển

Những cách chế biến món ăn không đúng, sai lầm trong cách chọn thực phẩm…là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ chậm phát triển
Một số nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn.
Lạm dụng sữa. Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho con uống sữa tươi có đường, đồ uống ngọt hàng ngày mà không biết rằng việc này đang định hình một thói quen ăn uống thiếu lành mạnh cho trẻ.
Cần biết rằng trẻ em không nên đồ uống ngọt. Đường được cho thêm vào các thức uống, kể cả vào sữa tươi, sẽ cung cấp năng lượng dư thừa rất cao và không cung cấp được bất kì vi dưỡng chất hoặc các chất nào khác cần thiết cho tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Cung cấp nhiều năng lượng làm cho trẻ có cảm giác no nên không thể ăn đủ các thực phẩm thiết yếu. Đặc biệt, ở những trẻ biếng ăn cần phải giảm đồ ngọt.
Dùng dầu thực vật. Ngày ngày nhiều người dùng dầu thực vật thay thế hoàn toàn mỡ trong các món ăn cho trẻ. Nhiều trẻ không tăng cân xuất phát một phần không nhỏ do thói quen này của mẹ.
Ngoại trừ bệnh nhân xơ vữa động mạch, tim mạch nên ăn hoàn toàn dầu thực vật, chị em nội trợ nên cân đối giữa chất béo động vật với chất béo thực vật trong bữa ăn hàng ngày.
Lạm dụng hạt nêm. Lời quảng cáo từ các nhãn hàng hạt nêm về độ tinh chất 100% từ nước xương hầm cộng với vị ngọt giúp kích thích vị giác đã khiến nhiều mẹ lạm dụng hạt nêm trong nấu ăn cho trẻ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bản chất của hạt nêm và mì chính là chất điều vị, không có bất cứ giá trị nào về dinh dưỡng. Do đó, nhiều trẻ dù được ăn các món ăn được nấu với hạt nêm hàng ngày nhưng vẫn bị sụt cân, suy dinh dưỡng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét