Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Khăn giấy lau chén đũa chứa chất gây ung thư?

Nhiều người có thói quen dùng khăn giấy lau miệng, lau chén đũa, chuyên gia khuyến cáo hóa chất phụ gia tồn dư từ quy trình sản xuất khăn giấy có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Việc sử dụng khăn giấy để lau miệng và các dụng cụ ăn uống như chén, đũa, ly hiện nay rất phổ biến, đây là thói quen vừa không hợp vệ sinh vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Trên thị trường, hầu hết các loai khăn giấy đều có chứa policlobiphenyl (PCBs). Dù với hàm lượng rất thấp, chỉ nhỏ hơn vài microgam trong một kg giấy thành phẩm, chất này cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng, thậm chí tích tụ theo thời gian sẽ gây nên đột biến tế bào dẫn đến ung thư, quái thai…
PCBs là nhóm hóa chất cấu tạo bởi các nguyên tử cacbon, hydro và clo. Ở nhiệt độ cao, chất này có thể cháy, tạo ra các sản phẩm phụ rất độc như dioxin. Sau khi các nhà khoa học cảnh báo về tác hại của PCBs, một số nước đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế chất sự có mặt của chất này trong các sản phẩm gia dụng.
Trong quá trình sản xuất giấy, các chất độc policlobiphenyl vô tình được sản sinh ra. Để tẩy trắng nguyên liệu, nhà sản xuất phải dùng đến clo. Các phân tử chất thơm và phenol có trong quá trình này bị clo hóa đã tạo ra policlobiphenyl.
hương pháp tẩy trắng nguyên liệu giấy bằng clo được áp dụng phổ biến vì hiệu quả cao mà chi phí thấp. Hiện nay tại Việt Nam chưa cơ quan nào kiểm soát hàm lượng polyclobiphenyl trong giấy ăn. Bên cạnh đó, nhiều hóa chất phụ gia độc khác như xút, javen, cao lanh, xenlolo, keo… cũng được tìm thấy tồn dư trong các loại khăn giấy.
Việc sử dụng giấy tái chế để lau tay, miệng hoặc chén, đũa, mùn giấy và tạp chất có thể bám lại trên bề mặt gây độc cho người dùng khi tiếp xúc qua da hoặc nuốt vào. Về lâu dài, giấy tái chế có thể gây bệnh về hô hấp, da và mắt. Mặt khác dùng giấy kém chất lượng lau chùi vệ sinh vùng kín có thể dẫn đến viêm nhiễm, bệnh trĩ.
Để bảo vệ sức khỏe, mọi người nên thay đổi thói quen và tốt nhất hạn chế sử dụng các sản phẩm khăn giấy. Không nên dùng giấy lau miệng hay dụng cụ ăn uống, đối với chén, đũa chỉ cần rửa sạch, phơi khô là đã diệt được vi khuẩn.

Gừng hỗ trợ cho người bệnh đường tiêu hóa


Gừng là vị thuốc quen thuộc, có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. gừng còn là một vị thuốc rất hiệu quả có tác dụng giảm đau, kháng viêm và diệt khuẩn

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rosc. Là loại thực vật được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Củ gừng thường là gia vị để chế biến các món ăn, có tác dụng làm mềm thịt, thêm hương vị hoặc được dùng để bảo quản thực phẩm.
Trị rối loạn tiêu hóa: gừng làm tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa trong cơ thể. Do đó, gừng và tinh dầu gừng có hiệu quả trong các chứng khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy. Trà gừng được sử dụng có thể làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu ở dạ dày và làm tăng cảm giác thèm ăn. Đồng thời, gừng cũng giúp chống lại các triệu chứng say tàu xe như: buồn nôn, nôn và chóng mặt.
Ngộ độc thực phẩm: gừng có tính sát khuẩn nên có thể có hiệu quả trong ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột.
Gừng có tính ấm, vị cay. Gừng tươi được gọi là Sinh khương, phơi khô gọi là Can khương có tính nóng hơn Sinh khương, hiệu quả trong làm ấm tỳ vị. Đối với bệnh đường tiêu hóa, gừng có tác dụng ôn vị, chỉ ẩu. Khi đau bụng do hàn, bụng đầy trướng, đau bụng không tiêu dùng 1 củ gừng nướng cũng có hiệu quả. Nếu bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ, dùng can khương tán nhỏ ăn với cháo nóng.
Ngoài ra, có thể dùng 1 lát gừng mỏng đặt lên lỗ rốn, lấy ngải cứu đốt hơ ấm trong khoảng 5 phút, có hiệu quả trong điều trị đau bụng hoặc tiêu chảy do lạnh. Đối với các bài thuốc Đông dược, gừng được dùng như là một thành phần làm hạn chế tính hàn của các vị thuốc khác, cách phối hợp này giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc hơn và người bệnh không bị buồn nôn hoặc nôn ra những vị thuốc khó uống.
Có nhiều cách thưởng thức và sử dụng gừng để phòng và điều trị bệnh, như: gừng tươi cạo sạch vỏ, thái hạt lựu, cho vào nồi với nước lọc, đậy nắp và đun sôi với lửa vừa trong khoảng 30 phút. Cho thêm vài thìa mật ong vào rồi đun sôi 5 phút nữa thì tắt bếp, để nguội. Cho cả nồi vào hũ, cất và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Bạn có thể cho một ít nước gừng mật ong này vào uống chung với trà nóng. Hoặc đơn giản hơn là pha chúng với nước sôi uống ngay cũng được.
Lưu ý: Gừng có thể gây ra một số phản ứng khi kết hợp với một số loại thuốc khác. Nếu như bạn bị bệnh và đang sử dụng thuốc nào đó, đặc biệt là thuốc đông dược, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa gừng vào chế độ ăn uống của mình.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Cần tây và rau thì là chứa chất chống ung thư

Cần tây và rau thì là khá quen thuộc, các nhà khoa học Nga đã phát triển thuốc điều trị ung thư từ những hợp chất chiết xuất từ 2 loại rau này

Một nhóm nhà khoa học từ Viện Vật lý và công nghệ Moscow (MIPT), Viện Hóa học hữu cơ N.D. Zelinsky (RAS), Viện Sinh vật học phát triển (RAS) và Viện Lý sinh học (RAS) Nga đã đề xuất một phương pháp tiếp cận hiệu quả với các chất mới có hoạt tính chống ung thư. Tổng hợp các hợp chất này dựa trên những hợp chất chiết xuất từ cần tây và hạt thì là.
Nhà nghiên cứu Alexander Kiselev cho biết họ đã phát triển một phương pháp đơn giản sản xuất glaziovianin A và các chất tương tự với cấu trúc của nó, vốn ức chế sự phát triển của tế bào khối u ở người sử dụng các chất ức chế khả thi từ tự nhiên và bổ sung rằng việc đánh giá những chất mới này trên thực nghiệm sử dụng phôi nhím biển hợp lệ mang lại những hứa hẹn về ảnh hưởng có chọn lọc của động lực học tubulin.
Phương pháp mới này rẻ hơn những phương pháp hiện có vì nó bao gồm các vật liệu phổ biến, giá rẻ và cũng giảm các bước trong tổng hợp và danh sách các chất xúc tác liên quan.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp một số chất tương tự về cấu trúc với glaziovianin A để tìm ra loại antimitotic mới.
Việc sử dụng phôi nhím biển như một phát minh khác được nhóm khoa học này đưa ra. Các tế bào của phôi nhím biển phân chia nhanh chóng trong giai đoạn đầu phát triển, tương tự với cách khối u phát triển. Khi các antimitotic được đưa vào phôi nhím biển, chúng bắt đầu quay khiến cho nhóm nghiên cứu dễ dàng đánh giá hiệu quả của thuốc mới và tác dụng phụ của chúng.

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Thực đơn vàng cho người mắc bệnh viêm gan

Người bệnh viêm gan cần được cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để ngăn chặn những tổn thương thêm ở gan và thúc đẩy tái tạo gan, phục hồi nhanh hơn

Ăn uống người viêm gan mạn tính. Nên ăn uống gần như bình thường, tránh ăn kiêng quá mức. Ăn nhiều rau quả và trái cây để có đủ chất xơ, cũng như ăn nhiều đạm, nhất là đạm thực vật.
Uống bổ sung thêm vitamin nhóm B và khoáng chất như kẽm, selen. Không nên uống hay ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt để tránh ứ đọng sắt trong gan.
Ăn các thức ăn dễ tiêu, tránh thức ăn có nhiều chất béo, tránh các thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng. Số bữa ăn: 3-4 bữa/ngày.
Ăn uống ở người viêm gan B cấp tính. Cần ăn thành nhiều bữa (6-7 bữa/ngày), tránh ăn quá no Tránh ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên rán Nên uống nhiều nước rau quả, đặc biệt không uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Ăn uống ở người bị xơ gan. Các chất đa sinh tố, acid folic, kẽm, selen được khuyến khích sử dụng nhất trong những trường hợp xơ gan do rượu. Tùy vào giai đoạn xơ gan còn bù hoặc mất bù, cần giảm từ 20-25% năng lượng. Cung cấp các vitamin nhóm B, vitamin K, ăn nhạt tương đối.
Ăn uống ở người đang phục hồi
Sáng: Cháo gạo tẻ 30g, thịt nạc 30g, trái cây 100g
Trưa: Hai chén cơm, 50g thịt bò xào với 5g hành tây, 5g nấm mèo, 30g cà rốt, 20g đậu cô ve và một chén canh rau xanh
Chiều: Hai chén cơm, 100g đậu hũ, 50g sốt cà chua, 50g tôm ram, một chén canh rau xanh, 100g trái cây tươi
Tối: 200ml sữa tươi.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Vắc xin ngừa dịch tả cho du khách


Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa thông qua vaxchora – một loại vắc-xin để phòng ngừa dịch tả ở người lớn từ 18 đến 64 tuổi đi du lịch đến các vùng dịch tả bị ảnh hưởng

Vaxchora là thuốc chủng ngừa chỉ được FDA chấp thuận cho công tác phòng chống dịch tả. Bệnh tả, một căn bệnh do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra. Vi khuẩn này có thể ở trong nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm và gây ra tiêu chảy từ nhẹ đến rất nặng.
Tuy nhiên, dịch tả nghiêm trọng được đặc trưng bởi tiêu chảy nhiều và ói mửa, dẫn đến mất nước. Nó có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị bằng kháng sinh và truyền dịch thay thế kịp thời.
Khách du lịch đến những nơi mà thiếu nước và xử lý nước thải, vệ sinh kém có nguy cơ bị mắc bệnh. Khách du lịch đến các vùng dịch tả bị ảnh hưởng dựa vào các chiến lược phòng ngừa khuyến cáo của CDC để tự bảo vệ mình chống lại bệnh tả, kể cả việc thực hiện an toàn thực phẩm, sử dụng nước sạch và rửa tay thường xuyên.
Vaxchora được uống một liều duy nhất, ít nhất 10 ngày trước khi đi đến một vùng dịch tả bị ảnh hưởng. Các phản ứng phụ thường gặp nhất khi dùng vắc-xin này là mệt mỏi, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn/nôn, biếng ăn…

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Công thức siêu tốt trong khoảng chanh, muối và hạt tiêu chữa loạt bệnh nhiều

đầy đủ loại thực phẩm, thực vật và thảo dược bỗng dưng đã được tiêu dùng trong phổ biến thế kỷ qua để chữa bệnh. Trước lúc y học tây thiên tăng trưởng, tổ sư của chúng ta đã dựa hoàn toàn vào đột nhiên để chữa lành các vết thương và vượt qua nhiều bệnh tật. đầy đủ các phương thuốc bỗng dưng đều không sở hữu tác dụng phụ hiểm nguy.
Bạn sở hữu tin là phổ quát vấn đề về sức khỏe và dấu hiệu bệnh tật mang thể được chữa khỏi chỉ bằng 3 vật liệu là muối, hạt tiêu và chanh? Hãy thử ứng dụng ngay các bài thuốc dưới đây để thấy tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của 3 nguyên liệu nhà bếp này nhé.
1. Nghẹt mũi
Cho lượng bằng nhau hạt tiêu đen, quế, thì là, thảo quả vào 1 loại cối và giã cho đến lúc nó thành bột. Hãy hít bột này vào rồi nhảy mũi lúc ngứa mũi. phương pháp này sẽ giúp thông mũi bị nghẹt.
2. Viêm loét mồm
Cho 1 thìa muối Himalaya vào 1 cốc nước ấm, sau đấy súc mồm sau mỗi bữa ăn. Phương thuốc bất chợt này sẽ giúp chữa lành lớp niêm mạc miệng bằng cách cái bỏ những vi khuẩn sở hữu hại.
3. Đau họng
xoa dịu cổ họng của bạn bằng phương pháp trộn 3 quả chanh mang một thìa mật ong, 1 thìa hạt tiêu đen và một thìa muối biển trong cốc nước ấm. Súc miệng vài lần mỗi ngày với mẫu nước này để giảm cơn đau họng và ngăn chặn bệnh ho.
4. Giảm cân
Cho 1 nửa thìa hạt tiêu đen mang hai thìa nước chanh và 1 thìa mật ong vào cốc nước ấm. Uống nước này khi bụng đói vào buổi sáng để kích thích công đoạn trao đổi chất. Bạn cũng cần đồng thời uống rộng rãi nước trong suốt cả ngày.
5. Hen suyễn
Cho 10 hạt tiêu đen với hai nụ đinh hương, 15 lá húng quế vào một nồi nước sôi. Để nó sôi trong 15 phút và sau đấy lọc hổ lốn, giữ trong 1 lọ thủy tinh sở hữu nắp đậy. Thêm hai muỗng canh mật ong nguyên chất hữu cơ, sau đó để nguội. Bạn với thể lưu trữ phương thuốc trị hen suyễn bỗng dưng này trong tủ lạnh trong hai tuần.
6. Buồn nôn
Để trâm dịu cơn đau bụng và buồn nôn, hãy sử dụng hạt tiêu đen và chanh. Trộn một thìa chanh có 1 thìa hạt tiêu đen và nước ấm. Uống thứ nước này chầm chậm để xoa dịu cơn buồn nôn. một cốc trà chanh gừng và mật ong cũng sở hữu thể xoa dịu bụng của bạn.
7. Cảm lạnh và cúm
Lấy 1 quả chanh, cắt lát cả vỏ rồi thả vào cốc nước hot trong 10 phút, sau đó bỏ bã chanh ra ngoài và thêm vào một thìa mật ong thuần chất hữu cơ. Uống nước này sẽ khiến thân thể bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
8. Chảy máu cam
Nhúng một miếng bông vào nước chanh và đặt vào lỗ mũi. Nghiêng đầu để máu không chảy xuống cổ họng của bạn, tránh bị buồn nôn. Phương thuốc bỗng nhiên thuần tuý này sẽ giúp bạn cầm được cơn chảy máu cam.
9. Đau răng
Trộn nửa thìa hạt tiêu đen với dầu cây đinh hương, sau ấy bôi hẩu lốn này lên chỗ răng đau. hỗn hợp sẽ giúp giảm cơn đau. Bạn cũng nên hạn chế đồ ăn ngọt và thực phẩm có độ axit cao để ngăn ngừa sâu răng trong tương lai.
Dương Thùy

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Một số thực phẩm giúp giảm nguy cơ táo bón

Bên cạnh những thực phẩm hại tiêu hóa, gây táo bón thì cũng có những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ táo bón
Lô hội.. Cây lô hội hay cây nha đam có chứa senna và cascara – những hợp chất hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên nên giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
Atisô. Các enzym trong hệ thống tiêu hóa của bạn không thể phá vỡ chất xơ, đó là lý do tại sao chất xơ giúp bạn giữ đi đại tiện thuận lợi. Uống atisô cung cấp chất xơ cho bạn giúp quá trình bài tiết thuận lợi hơn.
Các loại đậu. Đậu lăng và đậu đen chứa rất nhiều chất xơ nên cũng góp phần giúp bạn tránh được nguy cơ bị táo bón.
Các loại hạt. Các loại hạt giàu chất xơ và Magie như hạt nhanh, hạnh nhân, hồ trăn… Chuyên gia cho rằng thiếu magiê có thể góp phần gây táo bón cho những người ăn ít chất xơ, vậy nên, ăn nhiều các loại hạt có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Nho, táo. Cả nho và táo đều chứa nhiều chất xơ nên cũng tốt cho việc tiêu hóa, giảm táo bón.
Với những người thường xuyên bị táo bón, các chuyên gia khuyên cần giảm thịt đỏ. Vì thịt đỏ chứa nhiều chất sắt có thể làm cho tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có chứa canxi như sữa và pho mát… hay thức ăn chiên giàu chất béo, protein cũng có thể gây táo bón cho một số người vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa. Vậy nên, hãy hạn chế ăn các thực phẩm này nếu bạn bị các bệnh đường ruột mãn tính, bao gồm cả táo bón.