Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Đông y trị đau nhức xương khớp

Bài viết giới thiệu một số bài thuốc hữu hiệu để phòng chống và khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt đối với người cao tuổi.
Thời tiết chuyển mùa, những đợt mưa phùn gió bấc khiến nhiều bệnh tật phát sinh. Cùng với các bệnh đường hô hấp, bệnh về xương khớp cũng gia tăng, đặc biệt đối với người cao tuổi. Thường hay gặp nhất là đau chân tay, đau bả vai, đau một bên cơ thể, đau nhức trong xương làm cho cơ thể chậm chạp, khó vận động, dáng người nhiều khi bị nghiêng lệch… Đau nhức làm ảnh hưởng đến thần kinh, cân cơ, bệnh nhân mất ngủ, chất lượng cuộc sống giảm sút.
Để phòng chống và khắc phục tình trạng này, xin giới thiệu một số bài thuốc hữu hiệu, thích ứng cho từng thể lâm sàng.
- Đau nhức khớp gối, đau nhiều về đêm, chân tay lạnh, da lạnh
Nguyên nhân do hàn thấp với tà khí xâm nhập mà gây nên bệnh.
Phép trị: Khu phong tán hàn, giảm đau trừ thấp.
Thuốc sắc:
Bài 1:Nam tục đoạn 16g, rễ xấu hổ 20g, thổ phục linh 20g, kinh giới 16g, thạch xương bồ 12g, đậu đen (sao thơm) 24g, hà thủ ô 16g, đương quy 12g, huyết đằng 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, chích thảo 12g. Cho các vị vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 350ml, chia hai lần uống trong ngày.
Bài 2:Ngải diệp phơi khô 16g, cỏ xước 16g, cây và lá cối xay 16g, thổ phục linh 20g, đơn hoa 16g, kinh giới 16g, bưởi bung 16g, tục đoạn 16g, đinh lăng 16g, tang chi 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, rễ xấu hổ 16g, xa tiền 12g, chích thảo 12g. Cho các vị vào ấm. đổ 1 lít nước, sắc còn 350ml, chia hai lần uống trong ngày (uống nóng).
Thuốc chườm: Lá ngải diệp 1 nắm, củ thạch xương bồ giã dập 24g, hai thứ trộn vào nhau sao nóng, dùng miếng vải gói thuốc lại chườm vào chỗ đau. Thuốc nguội thì sao lại để chườm tiếp. Công dụng: ôn kinh tán hàn, giảm đau trừ thấp.
Thuốc ngâm rượu: Rễ cỏ xước 20g, rễ xấu hổ 20g, rễ bưởi bung 20g, nam tục đoạn 20g, xuyên khung 20g, trần bì 12g, thủ ô chế 20g, kê huyết đằng 20g, tang chi 20g, đương quy 20g, táo nhân sao đen 20g, cam thảo 16g. Cho tất cả các vị cho vào bình sành, đổ ngập rượu để ngâm, sau 12 ngày là có thể dùng được. Ngày uống 50-60ml chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: khu phong tán hàn, chống viêm trừ thấp, thông hoạt kinh lạc.
Cây và vị thuốc thạch xương bồ.
- Đau vai gáy, đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Chứng trạng này là do bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến chức năng của kinh lạc, khí huyết trở trệ…
Bài thuốc:
Bài 1:Rễ cúc tần 16g, nam tục đoạn 16g, cẩu tích 12g, phòng phong 10g, kinh giới 12g, đỗ trọng 10g, tần giao 10g, đương quy 12g, rễ tất bát 12g, quế 10g, cam thảo 12g, sinh khương 3 lát. Cho các vị vào ấm, đổ nước 1 lít, sắc còn 350ml, chia 3 lần uống trong ngày. Công dụng: ôn trung tán hàn, hoạt huyết thông mạch.
Bài 2:Ngũ gia bì 16g, ngải diệp 16g, đơn hoa 12g, kinh giới 12g, thạch xương bồ 12g, hoa hồng bạch 5g, hà thủ ô chế 12g, cỏ xước 16g, rễ xấu hổ 16g, quế chi 10g, thổ phục linh 16g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, chích thảo 12g, lá lốt 12g, trần bì 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 350ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Công dụng: thông kinh hoạt lạc, tán hàn chỉ thống.
Trong khi dùng thuốc có thể kết hợp day bấm huyệt. Lần lượt day bấm vào các huyệt sau đây: thị huyệt, phong trì, hợp cốc, huyền trung. Bấm mỗi huyệt từ 5-7 phút, trong khi bấm nếu đến được đắc khí thì giữ cường độ lưu ngón tay lại, kéo dài thêm thời gian. Tác dụng: thông được kinh lạc, thông được dương khí, từ đó sẽ giảm đau rất nhanh.
- Đau ở gót chân: đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, bàn chân và cẳng chân lạnh. Bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, ngại vận động.
Nguyên tắc điều trị: Tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thông kinh lạc
Bài thuốc:
Bài 1: Cẩu tích 12g, bưởi bung 16g, đơn hoa 16g, thổ phục linh 20g, xấu hổ 16g, kinh giới 16g, tang kí sinh 16g, đẳng sâm 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, xa tiền 12g, lá tre 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Nam tục đoạn 16g, hà thủ ô chế 16g, ngưu tất 16g, cà gai leo 12g, rễ cúc tần 12g, thổ phục linh 16g, củ giềng 12g, rễ lá lốt 12g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 4g, chích thảo 12g, hương nhu trắng 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra có thể dùng bài thuốc đắp: Vỏ cây gạo 1 nắm, cạo bỏ vỏ thô bên ngoài, sau đó cho vào cối đá giã nhỏ, trộn thêm đồng tiện vào, xào nóng để nguội bớt rồi đắp vào gót chân băng lại. Nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Lương y Trịnh Văn Sĩ

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Thuốc từ mầm lúa mạch

Mầm mạch, mầm lúa là món ăn rất bổ dưỡng nhờ có nhiều sinh tố, hợp tì vị, nhất là những người yếu dạ dày. Trong Đông y, chúng cũng là vị thuốc tốt cho hệ tiêu hóa.
Mầm mạch, mầm lúa là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất bánh kẹo, rượu bia và cho rất nhiều ngành công nghiệp. Đây còn là món ăn rất bổ dưỡng nhờ có nhiều sinh tố, hợp tì vị, nhất là những người yếu dạ dày. Trong Đông y, chúng cũng là vị thuốc tốt cho hệ tiêu hóa.
Mầm mạch (Fructus Hordei germinatus) còn gọi là mạch nha, là hạt chín già đã nảy mầm khô ở nhiệt độ dưới 60oC của cây đại mạch (Hordeum sp.). Thành phần hóa học: trong mầm mạch có chứa tinh bột, chất béo, protid, đường maltose, saccarose, vitamin B, C và nhiều men amylaza, maltaza, diastaza, invertaza, lipaza, peptidaza, proteaza… Theo y học cổ truyền, mầm mạch vị mặn ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ và vị. Tác dụng làm tiêu hoá thức ăn, khai vị, giảm sữa. Có công năng tiêu thực, hoà trung, bổ tỳ, nhuận phế. Dùng cho các trường hợp đầy bụng, trướng bụng không tiêu, ứ tắc sữa, ăn kém, suy nhược, ho lao, tâm phế mạn tính. Liều dùng: 8 - 16g. Có thể dùng tới 250g.


Cốc nha là hạt thóc tẻ nảy mầm sấy khô.

Mầm lúa

(Fructus Orysae germinatus) còn gọi là cốc nha, là hạt chín già đã nảy mầm khô của cây lúa tẻ (Oryza sativa L. var utilissima). Theo y học cổ truyền, mầm lúa vị ngọt tính ôn. Vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng tiêu hoá, khai vị. Mạch nha và cốc nha có tác dụng kiện vị, giúp tiêu hoá nhưng tác dụng giúp tiêu hoá của mầm mạch mạnh hơn, tác dụng dưỡng vị của mầm lúa mạnh hơn; vì vậy thường kết hợp 2 vị này để điều trị tiêu hoá không tốt. Liều dùng: 12 - 20g. Dùng sống hoặc sao qua.
Một số món ăn - bài thuốc có mầm mạch, mầm lúa
Tiêu thực hoá tích (sữa tích trệ không tiêu, bụng trướng đầy, kém ăn): mầm mạch sao 12g, sơn tra sống 12g. Sắc uống.
Trị tỳ vị hư hàn, ăn không tiêu: mầm mạch 16g, đảng sâm 12g, phục linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, thảo quả 8g, gừng khô 4g, trần bì 6g, hậu phác 8g. Sắc uống.


Mạch nha là hạt chín già đã nảy mầm của cây đại mạch sấy khô.

Trị sữa tích lại, vú căng đau hoặc khi cai sữa:

mầm mạch sao 125g, sắc uống. Mỗi ngày 1 thang, uống liền 2 - 3 ngày, có tác dụng giảm bớt sữa, đồng thời lấy 125g bì tiêu, thêm đường mật pha bôi vào vú.
Hoặc mầm mạch sao 250g, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 20g, ngày uống 4 lần, chiêu với nước đun sôi.
Trẻ em ăn kém, chậm tiêu, chậm lớn: mạch nha 100g, sơn tra 50g, bột gạo rang 150g, đường trắng 75g. Tất cả sao giòn hoặc sấy khô, tán mịn; trộn đều hoà với mật ong, ép thành bánh cho ăn thường ngày.
Sản phụ sau đẻ bị viêm vú (áp-xe vú) ứ tắc sữa, vỡ mủ, sốt: mạch nha 60g, gạo 60g. Mạch nha sao qua, sắc lấy nước; đem nước mạch nha nấu với gạo thành cháo. Ngày ăn 1 lần. Đợt dùng liền 3 ngày.
Trị thức ăn tích trệ không tiêu, bụng trướng, miệng hôi: mầm lúa sao 12g, mầm mạch sao 12g, sơn tra sao 12g, thần khúc sao xém 12g, lai phục tử 8g. Sắc uống.
Hoặc mầm lúa 12g, thương truật 8g, kê nội kim 8g, cam thảo 8g. Sắc uống.
Trị tỳ vị hư nhược, tiêu hoá không tốt, nôn, tiêu chảy, kém ăn: mầm lúa 20g, cam thảo 8g, sa nhân 4g, bạch truật 12g. Sắc uống.
Kiêng kỵ: Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng do làm giảm lượng sữa.
TS. Nguyễn Đức Quang

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Muốn khỏe, hãy ăn cá

Cá không chỉ là một món ăn quen thuộc mà còn rất tốt cho sức khỏe, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng ở mọi lứa tuổi,
Cá không chỉ là một món ăn quen thuộc mà còn rất tốt cho sức khỏe, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, từ người cần ăn kiêng đến những người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, việc ăn nhiều cá hoặc dầu cá thường xuyên giúp ngăn ngừa loạn nhịp tim và đột tử. Cá chứa những dưỡng chất gì mà mang lại lợi ích vượt trội cho sức khỏe con người đến vậy?
>>>>chua benh mat ngu
Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của cá so với thịt
Từ lâu, người ta đã biết cá là một thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, không những không thua kém thịt động vật mà còn có phần vượt trội. Trong các protit, quan trọng nhất là anbumin, globulin và nucleoprotit. Nhìn chung protit của cá và thành phần axit amin cũng gần giống như ở động vật máu nóng. So với thịt, lượng lysin, tyrosin, tritophan, xystin và methionin cao hơn, còn lượng histidin và acginin thấp hơn. Protit của cá tươi dễ tiêu hóa và dễ đồng hóa hơn protit của thịt động vật máu nóng.
Hàm lượng DHA tập trung nhiều hơn ở đầu cá nên cần tận dụng ăn cả đầu cá.
Các chất béo của cá gồm lipit và liopit. Trong các lipit, chủ yếu là triglixerit của các axit béo khác nhau, trong đó đến 90% là các axit béo chưa no có tính sinh học: oleic, linoleic, arachidinic,...
Ăn nhiều cá giúp khỏe mạnh, thông minh và ít bệnh tật
Gần đây, cá càng được đề cao do những phát hiện mới của các nhà khoa học. Trong thực tế, người ta nhận thấy những dân tộc ăn nhiều cá sống khỏe mạnh ít bệnh tật hơn những dân tộc ăn nhiều thịt. Người Eskimo sống trên băng tuyết giá lạnh nhưng không hề mắc bệnh tim mạch. Trẻ em Nhật Bản khỏe mạnh và thông minh hơn trẻ em nhiều nước khác. Qua nghiên cứu tập quán ăn uống và thực phẩm của người Eskimo và người Nhật, các nhà khoa học nhận thấy chính món cá ăn hàng ngày đã mang lại cho họ sức khỏe và sự thông minh. Điều này được giải thích là trong cá có hai chất dinh dưỡng rất quý cho sức khỏe con người: Đó là chất EPA có tác dụng phòng bệnh tim mạch và chất DHA có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh.
Chất EPA có trong axit béo không no, rất nhiều ở các giống cá lưng xanh, có thể phòng chống được bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Còn chất DHA cũng có trong axit béo không no của cá và có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Các nhà khoa học đã chứng minh chất DHA có ảnh hưởng lớn tới năng lực tìm tòi, phán đoán tổng hợp của não. Thiếu chất này con người sẽ giảm trí nhớ, kém thông minh. Những người thường xuyên ăn cá đã luôn luôn bổ sung chất DHA cần thiết cho não, nâng cao thêm năng lực phán đoán và suy xét của não.
Trong thịt động vật máu nóng cũng có axit béo không no, nhưng hàm lượng EPA rất thấp và hầu như không có DHA. Các loại thực phẩm thường dùng như ngũ cốc, hoa quả, rau đậu cũng không có DHA. Như vậy, gần như chỉ có cá cung cấp chất DHA cho con người. Chất này rất cần cho mọi lứa tuổi. Trẻ em cần DHA để phát triển tế bào não. Người cao tuổi cần DHA để chậm lão hóa bộ não, tránh lú lẫn lúc về già.
Phát hiện trên phù hợp với nhận định của nhiều dân tộc từ cổ xưa. Tác dụng bổ não của cá đã được loài người biết từ rất lâu. Người Anh thời xưa coi cá là loại “thực phẩm trí tuệ”. Người Trung Quốc có câu: “Ăn cá cho đầu óc sáng suốt”; đặc biệt là món đầu cá mà người ta cho rằng ăn nhiều sẽ bổ não, giúp thông minh hơn. Đến nay mọi việc đều đã rõ, trong con cá hàm lượng DHA tập trung nhiều hơn ở đầu cá.
Cũng vì vậy, các nhà dinh dưỡng học đề nghị mọi người tăng cường ăn cá để bảo vệ sức khỏe và trí tuệ, nhất là đối với người cao tuổi. Nếu có điều kiện, nên ăn mỗi tuần tối thiểu bốn bữa cá và nên ăn cá luộc hoặc cá nấu, không nên ăn cá rán vì chất DHA bị nhiệt độ cao phân hủy.
Rõ ràng cá là một thức ăn quý, nhưng phải là cá tươi.
BS. Nguyễn Anh Phong

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

9 thứ cần vứt bỏ để tăng cường sức khỏe của bạn

Hãy kiểm tra những gì bạn nên vứt bỏ ngay hôm nay để tăng cường sức khỏe của bạn.
Tất cả chúng ta luôn phấn đấu để cơ thể khỏe mạnh, nhưng với một loạt những đồ vật có hại luôn tồn tại bên cạnh cuộc sống theo thói quen tiếc rẻ của chúng ta, mục tiêu này thực sự khó khăn để đạt được. Ăn thực phẩm lành mạnh, uống nước lọc và làm việc mỗi ngày là những thói quen sống lành mạnh, nhưng một số vật dụng gia đình và những mảnh giẻ lau từ quần áo cũ có thể dần dần giết chết sức khỏe tổng thể của bạn. Hãy kiểm tra những gì bạn nên vứt bỏ ngay hôm nay để tăng cường sức khỏe của bạn.
1. Bộ lọc không khí cũ
Bộ lọc không khí tích tụ khoảng 18kg bụi một năm, làm cho ngôi nhà của bạn biến thành một nơi nguy hiểm để sinh sống. Nhiều người bị bệnh hen suyễn, dị ứng và kích ứng da mà không nhận ra rằng chính các bộ lọc không khí cũ của họ là thủ phạm. Thay đổi bộ lọc không khí ít nhất 1 lần/tháng hoặc lựa chọn một máy lọc không khí có chức năng tiêu khử nấm mốc và bụi ra khỏi ngôi nhà của bạn.
2. Sản phẩm làm đẹp cũ
Vứt bỏ mascara cũ, bóng mắt, nhũ môi, và bất cứ sản phẩm trang điểm làm đẹp trước ngày nó hết hạn. Chính chúng nuôi dưỡng các vi khuẩn gây ra các bệnh về mắt và môi cũng như kích ứng da. Thay thế các sản phẩm trang điểm của bạn mỗi 2-3 tháng và sản phẩm chăm sóc da mỗi 6 tháng cho bạn làn da khỏe mạnh và sức khỏe tốt hơn.
3. Gối cũ
Nếu bạn giữ gối của bạn quá lâu, bây giờ bạn là lí do bạn có thể muốn thay thế nó. Theo nghiên cứu về hen suyễn, dị ứng và miễn dịch học ở Mỹ, khoảng 10% người Mỹ bị dị ứng và mẫm cảm với bụi có xu hướng lưu cữu trong gối cũ. Điều tương tự xảy ra từ nệm cũ và chăn. Bụi không cắn chúng ta, nhưng chúng có thể gây ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
4. Miếng bọt biển nhà bếp
Miếng bọt biển nhà bếp của bạn hút các vi khuẩn nhanh hơn bạn nghĩ. Không có cách nào triệt để rửa và làm sạch nó. Bạn không bao giờ thoát khỏi các mầm bệnh trong miếng bọt biển nhà bếp của bạn. Đầu tư thay thế mỗi tuần vào miếng bọt biển nhà bếp để ngăn chặn vi khuẩn.

thu-can-vut-bo-de-tang-cuong-suc-khoe-cua-ban

5. Hộp nhựa
Có rất nhiều người trên thế giới đang chọn cách sống “không đồ nhựa” và đó là cuộc sống lành mạnh hơn nhiều so với những người sử dụng hộp nhựa thường xuyên. Tránh sử dụng hộp nhựa có đánh dấu '3', ‘PVC', '7' và 'PC’. Chúng đặc biệt có hại vì chứa nhiều hợp chất có thể ngấm vào các thức ăn lưu trữ trong hộp nhựa.
6. Bàn chải đánh răng cũ
Thay bàn chải đánh răng của bạn mỗi tháng để giữ cho răng và miệng khỏe mạnh. Cũng giống như bọt biển nhà bếp và gối cũ, bàn chải đánh răng cũ tập hợp vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng răng miệng và toàn thân.
7. Kính
Nếu kính của bạn có các vết trầy xước, thậm chí rất nhỏ, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ đôi mắt bạn. Vứt bỏ kính của bạn nếu chúng làm hại nhiều hơn lợi. kính bị xước không an toàn để sử dụng. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn luôn có một cặp kính mới theo toa.
8. Xà phòng kháng khuẩn
Theo Cục quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, xà phòng kháng khuẩn dường như giúp chúng ta tiêu diệt vi khuẩn, tuy nhiên nó có thể gây ra nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Ngừng chi tiền của bạn cho loại xà phòng diệt khuẩn nhưng đầy tác hại này. Lựa chọn loại xà phòng thông thường để giữ cho làn da và cơ thể của bạn khỏe mạnh.
9. Giày và quần áo cũ
Điều này có vẻ như ai cũng biết. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta vẫn giữ thói quen mang giày và trang phục rất cũ. Hãy quẳng chúng đi ngay ngày hôm nay. Giày cũ có thể ảnh hưởng đến bàn chân và cơ bắp chân, và những mảng sợi cũ của quần áo có thể gây kích ứng da. Mọi thứ đều có thời hạn sử dụng, đừng chỉ vì đôi giày hay bộ quần áo đắt tiền đã cũ mà không nỡ vứt. Hãy nói lời tạm biệt với nó vì lợi ích sức khỏe của bạn.
Bây giờ bạn đã biết những gì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn? Hãy dành thời gian để kiểm tra những gì bạn cần phải thay thế ngày hôm nay để cảm thấy khỏe khoắn hơn vào ngày mai.
Mai Hương/HVQY
(theo Amerikanka LifeStyle)

Căng thẳng khiến ung thư phát triển mạnh

Hầu hết các trường hợp người bệnh ung thư thường có tâm trạng không tốt, điều này khiến người bệnh dễ bị suy kiệt hơn, khiến ung thư phát triển nhanh hơn
Ung thư là căn bệnh phản ảnh những sự rối loan về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu. Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư.
Trong một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia tại Đại học Monash ở Melbourne Mỹ đã cho biết, căng thẳng mạn tính khiến các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Trong nghiên cứu này các nhà khoa học gắn thẻ các tế bào khối u và đánh dấu huỳnh quang, sau đó, theo dõi cách chúng lây lan và đã phát hiện khi cơ thể bị căng thẳng kéo dài dẫn đến gia tăng số lượng và kích thước của các mạch bạch huyết bên trong và xung quanh các khối u.
Đồng thời, sự gia tăng sự chuyển động và tăng lưu lượng chất lỏng giúp tăng năng lực của dòng bạch huyết khiến chúng trở thành “đường cao tốc” cho các tế bào khối u trên khắp cơ thể.
Từ đó, có thể cho thấy vai trò quan trọng của căng thẳng trong việc kiểm soát chức năng của bạch huyết có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Những thói quen khiến trẻ chậm phát triển

Những cách chế biến món ăn không đúng, sai lầm trong cách chọn thực phẩm…là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ chậm phát triển
Một số nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn.
Lạm dụng sữa. Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho con uống sữa tươi có đường, đồ uống ngọt hàng ngày mà không biết rằng việc này đang định hình một thói quen ăn uống thiếu lành mạnh cho trẻ.
Cần biết rằng trẻ em không nên đồ uống ngọt. Đường được cho thêm vào các thức uống, kể cả vào sữa tươi, sẽ cung cấp năng lượng dư thừa rất cao và không cung cấp được bất kì vi dưỡng chất hoặc các chất nào khác cần thiết cho tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Cung cấp nhiều năng lượng làm cho trẻ có cảm giác no nên không thể ăn đủ các thực phẩm thiết yếu. Đặc biệt, ở những trẻ biếng ăn cần phải giảm đồ ngọt.
Dùng dầu thực vật. Ngày ngày nhiều người dùng dầu thực vật thay thế hoàn toàn mỡ trong các món ăn cho trẻ. Nhiều trẻ không tăng cân xuất phát một phần không nhỏ do thói quen này của mẹ.
Ngoại trừ bệnh nhân xơ vữa động mạch, tim mạch nên ăn hoàn toàn dầu thực vật, chị em nội trợ nên cân đối giữa chất béo động vật với chất béo thực vật trong bữa ăn hàng ngày.
Lạm dụng hạt nêm. Lời quảng cáo từ các nhãn hàng hạt nêm về độ tinh chất 100% từ nước xương hầm cộng với vị ngọt giúp kích thích vị giác đã khiến nhiều mẹ lạm dụng hạt nêm trong nấu ăn cho trẻ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bản chất của hạt nêm và mì chính là chất điều vị, không có bất cứ giá trị nào về dinh dưỡng. Do đó, nhiều trẻ dù được ăn các món ăn được nấu với hạt nêm hàng ngày nhưng vẫn bị sụt cân, suy dinh dưỡng.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Cách đơn giản giúp giảm stress

Bạn có biết stress có thể ảnh hưởng tới tiêu hóa, bởi nó làm giảm đáng kể lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Stress có nhiều tác hại đối với sức khỏe
Những cách đơn giản giúp giảm stress
Tập trung thở và thả lỏng. Khi cảm thấy căng thẳng, bạn có thể có xu hướng bám lấy những suy nghĩ tiêu cực của vấn đề. Nhưng điều này chỉ làm cho mức độ stress tăng cao. Lời khuyên để làm dịu hệ thần kinh của bạn lúc này là tìm một nơi yên tĩnh, ngồi xuống, tập trung hít vào bằng mũi, đếm đến bốn, ngưng lại 2 giây, sau đó thở ra ở giây thứ 7.
Vận động. Vận động là một trong những cách tốt nhất để cân bằng giữa những kích thích tố gây căng thẳng và sản sinh endorphins giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh, hạnh phúc. Đăng ký tập gym, chạy bộ hay leo cầu thang bộ cũng có thể mang lại hiệu quả bất ngờ mỗi khi stress.
Ăn nhẹ. Nếu bạn thường có xu hướng ăn thật nhiều để “quên” stress thì đó không phải là cách hay, vì lượng đường huyết tăng cao dễ làm bạn cảm thấy bồn chồn hơn. Hãy thay thế thói quen này bằng các bữa ăn nhẹ, trái cây nhiều vitamin D giúp giảm căng thẳng do các gốc tự do gây ra.
Viết ra những căng thẳng. Một trong những phương pháp nghệ thuật là bất cứ khi nào bạn cảm thấy stress, hãy viết nó ra thay vì nghiền ngẫm nó. Tất cả những suy nghĩ bất an của bạn sẽ trở nên rõ ràng và dễ giải quyết hơn khi được viết ra.
Chơi với thú cưng. Vuốt ve một con mèo hay chơi với một con chó có thể chỉ tốn của bạn 15 phút nhưng lại giúp bạn giải phóng năng lượng tiêu cực, kích thích sinh ra các hormone tốt cho sức khỏe và tinh thần như oxycotin, serotonin và prolactin để chống lại kích thích tố cortisol gây stress.