Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Những thực phẩm tốt những dễ gây đầy hơi

Mặc dù tốt cho sức khỏe, tuy nhiên tỏi, đậu, súp lơ,…lại không tốt cho những người bị đầy hơi, do đó nên thận trọng khi sử dụng
Những thực phẩm tốt những dễ gây đầy hơi
Đậu đỗ. Giàu protein, chất xơ và nhiều dưỡng chất khác đậu đỗ tốt cho sức khỏe nhưng lại dễ gây chướng bụng, đầy hơi. Mẹo nhỏ khắc phụ điều này đó là ngâm đậu đỗ qua đêm trước khi chế biến, giúp tiêu hóa chúng dễ dàng hơn.
Tỏi. Nhiều người thường bị đầy hơi sau khi ăn tỏi. Lợi ích của tỏi đối với sức khỏe thì không ai có thể phủ nhận, do đó chỉ vì bị đầy hơi mà tránh tỏi khi không nên, có thể nấu tỏi trước khi ăn hoặc chế biến với thực phẩm khác để tránh đầy hơi.
Hành tươi. Hành gây đầy hơi vì có chứa fructans, có thể gây ra khí. Loại rau này có nhiều lợi ích cho sức khỏe và bạn nên nấu chín để tránh đầy hơi. Nếu vẫn bị vấn đề này thì nên nấu hành với các loại gia vị và thảo dược như bạch đậu khấu, quế.
Súp lơ, cải bắp. Thực phẩm này rất tốt vì giúp giảm cân, rất giàu chất xơ, sắt, nhiều vitamin và khoáng chất. Nếu bạn thường bị chướng bụng, đầy hơi khi ăn thực phẩm này thì có thể thay thế cải bó xôi, dưa chuột, rau diếp và bí xanh thay cho các loại rau họ cải.
Sản phẩm từ sữa. Sữa, pho mát, sữa chua, bơ… đều tốt cho sức khỏe nhưng có thể gây đầy hơi. Nếu bạn bị đầy hơi sau khi ăn những thực phẩm này thì có thể dùng nước cốt dừa, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành…thay cho các sản phẩm sữa.
Lúa mạch. Đây là một trong những thực phẩm giảm cân tốt nhất, giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, giúp bạn no lâu. Nếu bạn cảm thấy khó chịu sau khi ăn loại thực phẩm này, bạn có thể ăn gạo nâu, kiều mạch, yến mạch và quinoa thay vì lúa mạch

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Bệnh viêm gan B có nên dùng mật ong chanh nóng

Uống nước chanh mật ong nóng buổi sáng được coi là thói quen tốt cho sức khỏe, thế nhưng ở người bệnh viêm gan B, thói quen này có ảnh hưởng tới gan không?
Một vài trường hợp người bệnh viêm gan B, đồng thời mắc chứng béo phì, gan nhiễm mỡ kèm theo và gan nhiễm mỡ cũng có thể gây xơ gan về sau.
Thói quen uống nước chanh ấm thì sẽ có nhiều vitamin C và các chất chống o-xy hóa nên sẽ có lợi trong trường hợp các bệnh lý gan do virus ví dụ như viêm  gan B, viêm gan C và gan nhiễm mỡ nói chung. Tuy nhiên, không vì thế mà lạm dụng, vì uống quá nhiều mật ong dễ làm thừa cân béo phì và gan nhiễm mỡ nhất những người đang mắc chứng này.
Tốt nhất người bệnh nên khám chuyên khoa tiêu hóa – gan mật để được xác định viêm gan B mãn thể nào để có hướng theo dõi và điều trị thích hợp tránh diễn tiến thành xơ gan và ung thư gan về sau.
Lời khuyên phòng bệnh viêm gan B
  • Kiểm tra xem đã nhiễm bệnh hay chưa qua xét nghiệm máu tìm dấu ấn HBSAg.
  • Chủng ngừa là biện pháp phòng bệnh hiệu quả hàng đầu.
  • Tình dục an toàn.
  • Không dùng chung các vật sắc nhọn như dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay móng chân, kim châm cứu…
  • Phụ nữ mắc bệnh viêm gan B nếu muốn có thai cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được xác định ở thể bệnh nào.

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ

Táo bón ở trẻ nhỏ kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ, làm cách nào cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ?
Điều cần làm trước tiên là thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Với trẻ còn bú mẹ, cần cho trẻ bú đủ nhu cầu trong ngày, nhớ cho trẻ uống thêm nước. Nếu mẹ bị táo bón trong khi cho con bú cũng phải điều trị táo bón ở mẹ.
Với trẻ đã ăn dặm cho cho trẻ ăn đủ nhu cầu, bữa ăn đa dạng cung cấp đủ đạm, chất xơ nên dùng các loại rau như rau giền, rau lang, rau mồng tơi, khi nấu bột, cháo cần xay nhỏ lấy cả nước lẫn rau hoặc băm nhỏ. Cho trẻ ăn các loại trái cây như chuối tiêu, đu đủ, cam quýt…,điều quan trọng và phải uống đủ nước.
Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo hoặc lớn hơn ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ trong rau quả trên, uống đủ nước, nên cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích tiêu hóa.
Nếu trẻ bị táo bón kéo dài thường xuyên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa. Đối với nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp.
Nếu nguyên nhân là do ăn uống chưa phù hợp, hãy thay đổi cho phù hợp hơn, cần phải thay đổi cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng như hướng dẫn trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, không vội vàng đi không hết phân hoặc ngồi bô quá lâu, khi muốn đi đại tiện không nên sợ bẩn hoặc ngại không xin phép cô giáo đi vệ sinh,…

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Ăn uống đúng cách để khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật

Ăn uống đúng cách là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định để bạn bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật, trong đó có bệnh ung thư
Ung thư là căn bệnh cướp đi hàng triệu sinh mạng trên thế giới mỗi năm, làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh này? Chế độ ăn  đóng vai trò rất quan trọng giúp phòng bệnh, ăn uống đúng cách là việc làm thiết thực nhất để phòng tránh bênh tật nói chung và ung thư nói riêng.
Nên ăn chay 4-5 ngày mỗi tháng. Ăn chay có thể giúp thanh lọc cơ thể và tăng cường sức đề kháng giúp bạn phòng chống các bệnh ung thư hiệu quả, nên ăn chay 4-5 ngày / tháng. Không những mang lại nhiều lợi ích mà ăn chay còn giúp bạn thay đổi khẩu vị và sẽ thấy ăn ngon hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn đấy.
Duy trì cân nặng cơ thể hợp lý. Tình trạng thiếu cân, thừa cân đều có nguy cơ gây ung thư cao vì vậy hãy duy trì cân nặng ở mức hợp lý bằng chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngàyvà chế độ ăn uống hợp lý. Phu nữ ở độ tuổi mãn kinh không nên để tăng cân quá nhiều vì nó là nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch, tiểu đường, mỡ máu và ung thư.
Tạo điều kiện cho cơ thể vận động càng nhiều càng tốt. Không nên thực hiện chế độ giảm cân quá gắt gao, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng sẽ không có sức đề kháng để chống lại các nhân tố gây bệnh tật đặc biệt là ung thư.
Về chế độ sinh hoạt. Bạn hãy cố gắng sống điều độ, ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày (nhưng không quá 9 tiếng). Đi ngủ trước 11 giờ đêm là tốt nhất. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe, vì thiếu ngủ sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Thiếu ngủ triền miên là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật, kể cả ung thư. Cũng cố gắng xen kẽ các hoạt động khác nhau trong ngày.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Một số loại thực phẩm có hại cho gan

Bạn nên biết những thực phẩm không tốt cho gan để tạo điều kiện cho gan thực hiện tốt chức năng của nó.

>> chua benh mat ngu
Tổn thương gan có thể xuất phát từ các nguyên nhân như uống rượu, virus gây bệnh viêm gan, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc do các chất độc hại (paracetamol, thuốc lá và cần sa… ) hoặc do một số khuyết tật di truyền và sự rối loạn tự miễn dịch .
Ngoài ra, sự tăng giảm cân quá nhiều, lười tập thể dục, hàm lượng cholesterol cao, bệnh tiểu đường và bệnh tim… cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ.Gan nằm ở phía trên bên phải của bụng , ngay dưới cơ hoành. Đó là nội tạng lớn nhất của cơ thể con người. Máu phải lọc qua gan trước khi nó đi bất cứ nơi nào khác trong cơ thể. Chính vì vậy, nhiệm vụ của gan là loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, xử lý các chất dinh dưỡng thực phẩm và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất cơ thể. Chất béo tích tụ trong các tế bào gan do quá trình chuyển hóa chất béo không được thực hiện hiệu quả đã làm cho chức năng gan trở nên bất thường và dễ dẫn đến viêm gan, thậm chí là xơ gan.
Tổn thương gan có thể xuất phát từ các nguyên nhân như uống rượu, virus gây bệnh viêm gan, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng… Ảnh minh họa
Vì vậy, điều quan trọng nhất để bảo vệ gan của bạn là cần tạo điều kiện cho gan thực hiện tốt chức năng của nó. Giữ chế độ ăn uống ít chất béo và cân bằng sẽ giúp gan làm việc nhẹ nhàng hơn. Tập thể dục vì mục đích giảm cân hay không giảm cân đều có thể giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, bạn càng nên tiêu thụ ít chất béo, chỉ nên tiêu thụ chất béo không bão hòa  để ổn định cholesterol và huyết áp.
Theo Giáo sư Leonard Seeff , nhà khoa học cấp cao về nghiên cứu bệnh viêm gan tại Viện Quốc gia Mỹ về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận thì “không có gan, chúng ta không thể sống được. Đây là nhà máy trao đổi chất trong cơ thể”.
– Thức ăn nhanh: Một nghiên cứu từ châu Âu cho thấy rằng ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều chất béo và đường (bao gồm cả xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao) có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.
– Rượu: Rượu là loại thức uống có cồn và được hấp thụ trực tiếp vào máu chứ không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Chính vì vậy, uống càng nhiều rượu càng khiến gan phải lọc thải nhiều hơn, điều này rất bất lợi cho gan.
– Muối: Bạn cần biết rằng ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vậy nên bạn cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích…
– Chất ngọt nhân tạo: Aspartame , Splenda NutraSweet, Equal… đều là các chất ngọt nhân tạo, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng.

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Những cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả nhất

Đột quỵ là căn bệnh tim mạch rất đáng sợ, hãy áp dụng những cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả nhất để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này
Kiểm soát huyết áp. Tăng huyết áp là nguy cơ gây tai biến mạch máu não, hãy kiểm soát huyết áp thông qua việc thường xuyên kiểm tra mức huyết áp. Điều trị tăng huyết áp bao gồm thực hiện chế độ ăn ít muối, kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên và quản lý căng thẳng. Trong một số trường hợp thuốc hạ huyết áp cũng có thể cần thiết.
Kiểm soát bệnh tim. Yếu tố di truyền bẩm sinh, bệnh tim mạch còn do nhiều thói quen xấu gây ra, đột quỵ chính là hậu quả của tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường hay cholesterol cao. Bệnh tim bao gồm bệnh động mạch vành, vấn đề về van tim, bệnh cơ tim, một trái tim to hoặc nhịp tim bất thường. Có rất nhiều cách mang lại hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tim, tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Cũng như cao huyết áp, cách tốt nhất để tránh xa bệnh tim là cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề, từ đó có hướng giải quyết thích hợp.
cach phong tranh dot quy hieu qua nhat
Kiểm soát cholesterol. Cholesterol cao góp phần vào bệnh tim và bệnh mạch máu não. Cholesterol cao thường là kết quả của một chế độ ăn nhiều chất béo không lành mạnh. Giảm cholesterol đòi hỏi phải thực hiện chế độ ăn uống với lượng chất béo vừa phải, tập thể dục thường xuyên và thậm chí có thể nhờ đến sự trợ giúp của thuốc đặc trị.
Kiểm soát đường huyết. Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cần quản lý chặt chẽ mức độ đường trong máu, thường là với việc điều trị insulin. Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cần quản lý lượng thức ăn, quản lý trọng lượng và đôi khi dùng thuốc để duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Kiểm soát cân nặng. Thừa cân chính là yếu tố gây bệnh tim mạch, hãy kiểm soát cân nặng bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, đôi khi các biện pháp giảm cân khắc nghiệt khác hoặc các thủ tục phẫu thuật để giảm cân có thể giúp đỡ khi việc giảm cân trở nên khó khăn, nếu đã áp dụng chế độ ăn uống và tập thể dục theo khuyến cáo. Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đến bệnh béo phì, bởi nhiều bằng chứng khoa học cho thấy một số người có xu hướng dễ bị béo phì hơn những người khác, và việc giảm cân trở thành một thách thức rất lớn.
Bỏ thuốc lá. Hút thuốc góp phần dẫn đến nguy cơ bệnh tim, bệnh mạch máu não và huyết áp cao. Theo About, hút thuốc lá là một thói quen rất khó bỏ. Một số phương pháp giúp từ bỏ thói quen xấu này bao gồm từ việc kiểm soát hành vi, tư vấn, các nhóm hỗ trợ, đến các chương trình cai thuốc lá. Các nghiên cứu cho thấy tác hại của việc hút thuốc có thể bị đảo ngược theo thời gian khi ngưng hút.
Quản lý căng thẳng. Căng thẳng có thể góp phần vào việc làm tăng nguy cơ đột quỵ bằng cách thúc đẩy các triệu chứng: tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh tiểu đường và bệnh mạch máu não. Quản lý căng thẳng và lo âu thường liên quan đến cách tiếp cận toàn diện trên cả phương diện hành vi và phản ứng cảm xúc. Căng thẳng không thể đo lường một cách khách quan và đòi hỏi cách tiếp cận dài hạn để có thể kiểm soát tối ưu.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Cà phê giúp giảm nguy cơ xơ gan

Có nhiều ý kiến trái chiều về những tác dụng của cà phê đối với sức khỏe, trong một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học bất ngờ phát hiện cà phê có khả năng giảm nguy cơ xơ gan
Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị xơ cứng, mất dần khả năng thực hiện vai trò của nó. Xơ gan thường gặp ở người bị viêm gan, gan nhiễm mỡ, người nghiện bia rượu.
Các nhà khoa học cho rằng thói quen dùng 2 tách cà phê mỗi ngày có khả năng kéo giảm 44% nguy cơ bị xơ gan và giảm gần 50% nguy cơ tử vong do bệnh này. Đó là một nghiên cứu mới thực hiện tại Anh cho biết việc dùng nhiều cà phê có thể giúp kéo giảm nguy cơ mắc bệnh xơ gan.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 6 khảo sát trước đó liên quan đến hơn nửa triệu đàn ông và phụ nữ tại 6 nước. Những phân tích cho thấy việc dùng 2 tách cà phê mỗi ngày có khả năng kéo giảm 44% nguy cơ bị xơ gan và giảm gần 50% nguy cơ tử vong do bệnh này.
Họ giải thích rằng ngoài caffeine, cà phê còn chứa các tác nhân ôxy hóa và kháng viêm như chlorogenic acid, kahweol và cafestol, có khả năng giúp bảo vệ khỏi nguy cơ xơ gan.
Xơ gan có thể gây tử vong vì bệnh này làm tăng nguy cơ suy gan và ung thư gan. Bệnh tiến triển khi các tế bào lành ở gan bị thay thế bằng mô sẹo, vốn là hậu quả của quá trình bị tổn thương lâu dài từ virus như bệnh viêm gan siêu vi C hoặc từ chất độc như cồn.
Nhóm nghiên cứu cảnh báo thêm rằng xơ gan là mối lo ngại quan trọng về sức khỏe cộng đồng do nhiều bệnh nhân không được chẩn đoán. Con số ước lượng mới đây cho thấy có 69% bệnh nhân ở Mỹ đã bị xơ gan mà không hề hay biết.