Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Những phát hiện mới về hệ tiêu hóa của trẻ em

Hệ tiêu hóa của trẻ em chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp phải những rắc rối như táo hóa, rối loạn tiêu hóa…Những phát hiện mới về hệ tiêu hóa của trẻ em
Những con số về sinh lý hệ tiêu hóa
  • 4 cơ quan chính của hệ tiêu hóa, bao gồm: khoang miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Thông thường thực phẩm sẽ mất khoảng 18 đến 48 giờ để đi qua toàn bộ các cơ quan này.
  • 10 – 12 giờ sau khi sinh: là khoảng thời gian dạ dày và ruột trẻ sơ sinh hoàn toàn vô trùng, sau đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ qua miệng, qua đường hô hấp và đường trực tràng. Ước tính có đến một trăm ngàn tỉ khuẩn, với khoảng 500 loại khác nhau sống trong đường ruột, chúng được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột.
  • 80%: là % chất đạm, tinh bột và chất béo được tiêu hóa tại ruột non. Trong thời gian đầu đời trẻ rất cần một hệ tiêu hóa khỏe mạnh vì thành ruột ở trẻ còn mỏng, nếu đường tiêu hóa bị nhiễm trùng thì chất độc dễ xâm nhập vào máu, gây ngộ độc.
nhung phat hien ve he tieu hoa cua tre
Những con số về vai trò hệ tiêu hóa
  • 2: là cách tưởng tác giữa hệ tiêu hóa và trí não của trẻ, bao gồm tương tác trực tiếp và tương tác gián tiếp. Một mặt hệ tiêu hóa trực tiếp cung cấp những dưỡng chất giúp cho não bộ phát triển như: axit folic, sắt, kẽm, canxi, photolytic, DHA, ARA, Omega3, Omega6…, mặt khác hệ tiêu hóa còn tác động gián tiếp thông qua trục não ruột để giúp cho cả 2 cơ quan đều hoạt động tốt hơn.
  • 70-80%: là khả năng hệ tiêu hóa khỏe mạnh quyết định sức đề kháng của trẻ. Hệ miễn dịch có nhiều cơ quan nhưng bộ phận quan trọng chịu trách nhiệm đào tạo các tế bào miễn dịch, làm chúng trở nên chuyên biệt hơn, mạnh hơn chính là rất nhiều hạch lympho dọc suốt thành ruột. Chăm sóc tốt hệ tiêu hóa là góp phần giúp trẻ phát triển thể chất và trí não
  • 100%: là lượng dưỡng chất và năng lượng hệ tiêu hóa cung cấp cho cơ thể bé sinh trưởng thông qua hoạt động xử lý thức ăn.
Những con số về chăm sóc hệ tiêu hóa
  • 3: là loạt con số liên quan đến chu kì đau bụng nhũ nhi trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Thông thường, trẻ sẽ đau bụng nhũ nhi theo chu kỳ. Vào buổi chiều tối, trẻ quấy khóc không dỗ được, kéo dài hơn 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần, và tiếp tục hơn 3 tuần ở những trẻ nhũ nhi dưới 3 tháng. Lưu ý là tình trạng này không kèm theo ói mửa, tiêu chảy, hay lên cân kém, thường kết thúc vào tháng thứ 4 hoặc chậm nhất là tháng thứ 5. Khi trẻ đau bụng nhũ nhi, mẹ nên ẵm trẻ lên, đung đưa nhẹ nhàng, làm dịu đau bằng cách xoa bụng trẻ, đưa đi dạo bằng xe, cho nghe nhạc…Mẹ nên duy trì xoa bụng bé nhẹ nhàng hình vòng tròn theo chiều kim đồng mỗi ngày 3 – 4 lần để giúp lưu thông tiêu hóa cho trẻ. Mẹ cũng nên lưu ý  cho bé bú đúng tư thế và giúp bé ợ hơi sau bú.
  • 500 – 750ml: là lượng sữa mẹ và dinh dưỡng công thức theo mức khuyến nghị trẻ 1-3 tuổi cần được cung cấp mỗi ngày. Mẹ nên chọn các loại dinh dưỡng công thức có chứa thành phần đạm whey dễ tiêu hóa, hỗn hợp đường bột giảm lactose, hệ chất béo không chứa dầu cọ và chất xơ GOS sẽ giúp bé tiêu hoá tốt hơn, phân mềm và xốp hơn, giảm áp lực cho ruột.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Huyết áp không ổn định dễ mắc bệnh tim

Cả huyết áp cao hay huyết áp thấp đề nguy hiểm dễ gây đột quỵ, trường hợp huyết áp thường xuyên dao động có thể gây bệnh tim
Một nghiên cứu tại Anh các nhà khoa học đã theo dõi 25.000 người trong nhiều năm. Người tham gia được kiểm tra huyết áp bảy lần trong những tháng từ thứ 6 – 28 và được theo dõi trung bình trong vòng 2,8 năm.
So với người có huyết áp ổn định, người có huyết áp tâm thu dao động trung bình 15 mmHg có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch hoặc cơn nhồi máu cơ tim nhiều hơn 30%, nguy cơ đột quỵ não nhiều hơn 46% và nguy cơ tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào nhiều hơn 58%.
Huyết áp tâm thu là số đầu tiên khi đọc về chỉ số huyết áp. Ở đây các nhà nghiên cứu đã loại trừ những yếu tố như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, hút thuốc, tiểu đường,…
Bệnh nhân phải nhận thức rằng huyết áp của họ đang dao động, và nếu dao động quá nhiều, họ phải nói chuyện với bác sĩ tại sao có chuyện này.
Huyết áp dao động có thể là dấu hiệu của tình trạng tổn thương động mạch đang gia tăng, đặc biệt là tình trạng xơ hoá. Như bạn đã biết cao huyết áp là yếu tố góp phần hàng đầu dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ não, suy thận…
Mục tiêu lớn nhất trong điều trị cao huyết áp là duy trì huyết áp ở mức ổn định ở mức 140 mmHg và huyết áp tâm trương xuống dưới 90 mmHg, và thay đổi phong cách sống.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

5 dưỡng chất không thể thiếu trong bữa trưa

Nên ăn gì cho bữa trưa? Nếu bổ sung đủ những dưỡng chất cần thiết cho bữa trưa thì bạn cũng không cần phải quá băn khoăn vì điều này
Để tốt cho sức khỏe mà không ảnh hưởng đến nỗ lực giảm cân, hãy đảm bảo bổ sung đủ những dưỡng chất sau trong bữa trưa.
Chất đạm. Chất đạm là chất dinh dưỡng thực hiện chức năng xây dựng vững chắc các mô & tế bào cho cơ thể nên mỗi ngày con người đều cần bổ sung một lượng chất đạm nhất định thông qua chế độ ăn uống hợp lý.
Hãy chuẩn bị cho bữa trưa những thực phẩm giàu đạm để cung cấp đủ cho bạn khoảng 20-30 gram protein – chiếm khoảng 20% lượng calo trong bữa trưa nhằm tăng cường năng lượng cho tất cả các bộ phận cơ thể từ trưa đến chiều, giảm sự mệt mỏi cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
5 duong chat can co trong bua trua
Calo. Những người đang giảm cân, calo là nỗi lo ngại lớn, nhưng thực tế đó là nguồn năng lượng không thể thay thế đối với mỗi chúng ta. Bởi thế, nếu bạn muốn  giữ cho cân nặng ổn định không có nghĩa là bạn phải nhịn ăn hay bỏ bữa, mà là bạn vẫn ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bữa trưa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nạp từ 400-450 lượng calo vào cơ thể trongbữa trưa của mình.
Đường. Bí mật đằng sau một bữa ăn hoàn toàn khỏe mạnh chính là bạn hãy ăn tất cả mọi thứ mà cơ thể cần. Một bữa trưa lành mạnh cần phải có đủ khoảng 4gr đường đấy nhé. Bạn cũng có thể ăn thêm 1 số loại trái cây với thành phần là các loại đường tự nhiên sẽ rất có lợi cho việc giảm cân, giúp duy trì sự cân bằng của lượng đường trong cơ thể và còn mang lại rất nhiều lợi ích khác mà bạn không ngờ tới.
Carbohydrate hay Carbs. Carbs là chất cung cấp nguồn năng lượng chính cho những hoạt động thường ngày của bạn. Mặc dù, một số người luôn cố gắng thực hiện theo chế độ ăn rất ít carb để giảm cân, nhưng có thể điều này sẽ gây phản tác dụng đấy nhé. Bởi vì khi cắt giảm quá nhiều carbs, bạn có thể sẽ không cung cấp đủ carbohydrate – nhiên liệu cho cơ thể vận động hàng ngày. Do đó, bữa trưa của mỗi người luôn cần nạp thêm từ 50-65 gram Carbs để tăng năng lượng cho buổi chiều.
Chất béo. Có không ít chị em công sở sẽ lắc đầu từ chối ngay khi nghe nhắc đến thực phẩm chứa chất béo. Tuy nhiên sự thật là vào bữa trưa, bạn có thể bổ sung khoảng 13-18g chất béo, chiếm 30-45% tổng số calo cần thiết cho cơ thể. Bạn nên cho vào thực đơn những thực phẩm như dầu, bơ, oliu hay các loại hạt.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Phòng ngừa cảm cúm bằng thực phẩm tự nhiên

Cảm cúm là bệnh thường gặp lúc giao mùa, hãy dùng cá hồi, sữa chua, hàu,… là những thực phẩm tăng miễn dịch phòng cảm cúm
Dứa. Ăn 1/2 chén dứa mỗi ngày trong hai tháng giúp tăng cường hệ miễn dịch của người tham gia. Dứa giàu chất dinh dưỡng thúc đẩy cơ thể sản xuất bạch cầu hạt để tạo nên các tế bào máu trắng. Tế bào máu trắng giúp cơ thể chống lại vi khuẩn cúm.
Cá hồi. Cá hồi cung cấp cho cơ thể omega-3, protein, vitamin E, và canxi để tăng cường hệ miễn dịch.
Sữa chua. Các chế phẩm sinh học chống lại bệnh tật trong sữa chua giúp ngăn chặn các triệu chứng cảm lạnh và cúm.
Ớt. Khi bạn bắt đầu cảm thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm, thì ăn ớt cay lúc này là liều thuốc tự nhiên rất hiệu quả. Ớt cay giàu capsaicin – hợp chất giúp giảm các triệu chứng của cảm cúm như sổ mũi.
Hàu. Động vật có lượng kẽm cao, giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch và chữa bệnh. Nghiên cứu cho thấy khi dùng kẽm các dấu hiệu đầu tiên của sổ mũi giảm rõ rệt.
Cà rốt. Cà rốt được biết đến với beta-carotene và giàu vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin A cũng giúp các mô trong miệng, dạ dày, hệ hô hấp, và ruột khỏe mạnh.
Trứng. Trứng là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới và tăng cường hệ miễn dịch. Nên ăn trứng 3-4 lần một tuần vì trứng rất giàu protein, sắt và vitamin A, giúp ích cho chức năng miễn dịch.
Trà chanh nóng. Nhấm nháp trà nóng đôi khi là điều duy nhất bạn có thể làm để ngừa bệnh. Và loại thức uống này sẽ đạt hiệu quả ngừa bệnh cúm nếu cho vài lát chanh. Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Nghiên cứu dinh dưỡng và Thực tiễn, cả chanh và trà giàu hợp chất quercetin giúp tăng chức năng miễn dịch.

Thói quen ăn mặn tăng nguy cơ đa xơ cứng

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ bị đa xơ cứng hoặc làm trầm trọng thêm những triệu chứng của bệnh nếu đã mắc
Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Vermont của Mỹ vừa kết luận muối gây ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch và trở thành một tác nhân gây ra đa xơ cứng sau khi tiến hành thí nghiệm trên chuột. Họ cho một nhóm chuột ăn nhiều muối hơn bình thường rồi so sánh với những con chuột khác. Kết quả cho thấy, khi hấp thụ quá nhiều muối, ở chuột xuất hiện những triệu chứng của loại bệnh tương tự như đa xơ cứng ở người.
Các nhà khoa học cho biết cần phải ăn đủ muối để cơ thể hoạt động bình thường, nhưng nếu ăn quá nhiều, mọi thứ sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát.
Nghiên cứu trên còn chỉ ra vai trò của gen trong việc hình thành bệnh đa xơ cứng. Một số chuột có biểu hiện bệnh trầm trọng hơn các con khác, chứng tỏ những cá thể này chịu nhiều tác động của muối hơn do cấu trúc gen. Vì vậy, theo giáo sư Weissmann, cần phải tính toán xem lượng muối như thế nào là vừa đủ cho mỗi người để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Đa xơ cứng là căn bệnh hệ thần kinh trung ương chủ yếu xảy ra ở thanh niên và người trung niên, thường dẫn đến suy giảm chức năng vận động, chức năng cảm giác và thị giác. Nếu không được chữa trị, các triệu chứng bệnh có thể kéo dài vĩnh viễn và gây tàn phế. Hiện nay, trên thế giới, có khoảng 2,5 triệu người mắc đa xơ cứng.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Vai trò của cholesterol trong cơ thể

Cholesterol có vai trò gì trong cơ thể? Cholesterol có 2 loại tốt và xấu, khi lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao gây xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ…
Tăng mỡ máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu là tình trạng mỡ máu vượt quá giới hạn bình thường. Bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm như xơ mỡ động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Chuyên gia cho biết để giảm mỡ máu thật sự không khó nếu có chế độ ăn uống hợp lý.
Mỡ trong máu bao gồm: cholesterol, triglycerid, phospholipid và acid béo tự do, trong đó cholesterol chiếm đa số với 60-70% mỡ máu là cholesterol. Cholesterol có vai trò gì trong cơ thể chúng ta?
Cholesterol tham gia cấu tạo màng của tế bào thần kinh, kích thích sản sinh những tế bào mới khi cơ thể bị tổn thương. Cholesterol là yếu tố quan trọng của quá trình sinh tổng hợp hormon steroid là các hormon sinh dục và thượng thận. Cholesterol do hai nguồn: do cơ thể tự sinh ra chiếm 75% và do thức ăn cung cấp như trứng, hải sản, mỡ động vật, sữa… Bình thường nồng độ cholesterol toàn phần của cơ thể nhỏ hơn hoặc bằng 180mg/dl. Gọi là cholesterol máu cao khi nồng độ trên 200mg/dl.
Chất HDL được gọi là cholesterol tốt, do chức năng vận chuyển cholesterol từ các mô, lòng mạch đào thải ra ngoài. Ngược lại LDL gọi là cholesterol xấu, vì nó lại vận chuyển cholesterol theo chiều ngược lại, gây ứ đọng mỡ trong lòng mạch máu, dẫn đến xơ mỡ động mạch. Nếu xơ mỡ động mạch xảy ra ở mạch máu ở tim, mạch não sẽ làm cho dòng chảy bị ngăn lại và cục máu đông xuất hiện gây nhồi máu, đột quỵ rất nguy hiểm cho người bệnh.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Kiến thức cần biết về ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là loại ung thư ở đường tiêu hóa thường gặp, những kiến thức về bệnh ung thư đại tràng sẽ giúp bạn hiểu đúng về căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh
Thông kê trên toàn thế giới mỗi năm có tới hàng triệu người mắc bệnh này, trong đó có hơn 1 trường hợp tử vong sau phẫu thuật thời gian ngắn. Ở nước ta, ung thư đại tràng chỉ đứng sau ung thư phổi, gan, dạ dày. Mỗi năm có hàng ngàn người tử vong vì bệnh này.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh
Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, hơn 90% ung thư đại trực tràng được chẩn đoán ở tuổi 50 trở lên. Ngoài ra chế độ ăn nhiều chất béo, thịt mỡ, ít chất xơ, rau… lối sống lời vận động cũng dễ gây ung thư đại tràng.
kien thuc ve ung thu dai trang
Bênh còn có liên quan tới yếu tố tiền sử gia đình, những người mắc bệnh Crohn hay viêm loét đại trực tràng mạn tính cũng sẽ có nguy cơ bị ung thư cao hơn.
Triệu chứng
Ở giai đoạn đầu thường không có những dấu hiệu gì cụ thể, bệnh tiến triển âm thầm, những triệu chứng rõ thường xuất hiện ở giai đoạn muộn, điều này giúp bạn hiểu về vai trò của việc khám bệnh thường xuyên và định kỳ quan trọng như thế nào?
Một số triệu chứng thường gặp như rối loạn ở tiêu hóa, lúc thì táo bón, lúc tiêu chảy, đi ngoài phân có máu, triệu chứng ngày càng rõ khi  khối u lớn dần và di căn, khi mất máu bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và nặng hơn là khó thở…
Điều trị
Phương pháp điều trị phổ biến nhất là: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị đích, phẫu thuật vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Ngày nay phẫu thuật ung thư đại trực tràng có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi và phẫu thuật robot.
Phương pháp điều trị đích nghĩa là thuốc điều trị ung thư nhằm đúng vào đích là tế bào ung thư để tiêu diệt nên phương pháp này hứa hẹn nhiều thành công hơn trong tương lai.
Cách phòng bệnh?
  • Từ độ tuổi 40 nên, nên khám trực tràng và làm xét nghiệm thử máu trong phân, nếu kết quả tốt, chỉ cần soi định kỳ mỗi 3 đến 5 năm một lần.
  • Trong ăn uống, nên ăn nhiều rau, nhiều loại trái cây khác nhau và uống nhiều nước. Trung bình nên ăn khoảng 30 gram chất xơ mỗi ngày. Để dễ hình dung thì một quả táo chỉ chứa khoảng 3 gram chất xơ mà thôi.
  • Tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng và thân hình cân đối.
  • Khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ngay khi có triệu chứng báo động…
  • chua benh mat ngu