Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Bí quyết đơn giản giúp bạn tăng thêm 35 năm tuổi thọ

Ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh là yếu tố góp phần không nhỏ ảnh hưởng tới tuổi thọ của bạn, bí quyết giúp tăng tuổi thọ được các nhà khoa học khuyên nên áp dụng
Gặp gỡ bạn bè thường xuyên tăng 7 năm tuổi thọ. Nghiên cứu tại Úc cho biết những người có nhiều bạn bè hơn sẽ sống thọ hơn, khoảng 7 năm so với những người sống đơn độc. Các nhà khoa học giải thích kết bạn giúp tăng cường việc sản xuất oxytocin, hormone âu yếm có tác dụng làm dịu thần kinh não bộ, đồng thời cải thiện huyết áp, ngăn ngừa thói quen ăn uống vô độ và giúp chữa lành các vết thương nhanh hơn.
Suy nghĩ tích cực tăng 7 năm tuổi thọ. Những người có cái nhìn tích cực vào quá trình lão hóa sống lâu hơn những người không ăn uống, tinh thần chán nản tới 7 năm. Những người tinh thần lạc quan và tiếng cười là đặc điểm của những người sống lâu tới 100 tuổi.
Dùng chỉ nha khoa tăng 6 năm tuổi thọ. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Thậm chí, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày trong 6 tháng có thể làm giảm mức độ protein phản ứng C trở lại mức độ bình thường. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến của viêm nhiễm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tập thể dục thường xuyên tăng 5 năm tuổi thọ. Tập thể dục có nhiều lợi ích như giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm stress, cải thiện tâm trạng, cân bằng nội tiết tố, tăng cường trí nhớ, giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, bạn nên tập luyện ngoài trời thay vì ở trong nhà.
Thường xuyên ăn các loại hạt giúp tăng 3 năm tuổi thọ. Những người ăn các loại hạt 5 ngày/tuần có thể kéo dài tuổi thọ thêm 2,9 năm hơn những người ăn ít hơn 1 lần/tuần. Các loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh giảm nguy cơ huyết áp cao, kháng insulin, ngăn ngừa cholesterol cao, nhịp tim không ổn định và tiểu đường. Hơn nữa, hàm lượng protein và chất béo lành mạnh cao trong các loại hạt này có thể thúc đẩy cảm giác no lâu, hạn chế cơn đói, giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Đạt chỉ số BMI chuẩn tăng 3 năm tuổi thọ. Chỉ BMI ở mức 25-35 thì tuổi thọ của bạn sẽ bị rút ngắn xuống 3 năm. Chỉ số BMI từ 25-30 là thừa cân, trong khi BMI trên 30 được coi là béo phì. Khi cơ thể bạn quá béo, nguy cơ mắc phải các chứng tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, ngưng thở khi ngủ và ung thư ruột kết sẽ cao hơn.
Đứng thường xuyên tăng 2 năm tuổi thọ. Nhiều nghiên cứu cảnh báo những người ngồi nhiều có nguy cơ tử vong trong  tới 40%, thậm chí kể cả khi bạn tập thể dục thường xuyên. Nguyên nhân là do khi ngồi, quá trình lưu thông chậm lại, cơ thể đốt cháy calo ít hơn, sự trao đổi chất trì trệ và các enzym chịu trách nhiệm phá vỡ triglyceride bị ngăn cản. Vì vậy, bạn cần phải đứng dậy, đi lại nhiều hơn.
Ăn rau sống mỗi ngày tăng 2 năm tuổi thọ. Ăn rau sống mỗi ngày có thể sống lâu hơn 2 năm so với những người ăn ít ăn. Rau sống và rau chín đều có nhiều hóa chất thực vật và chất chống oxy hóa giúp kéo dài tuổi thọ.
Nhiều nghiên cứu cho biết nấu chín rau xanh có thể loại bỏ đến 50% các chất chống oxy hóa trong một số loại rau. Vì thế các nhà khoa học khuyên bạn nên ăn rau sống để tận dụng triệt để hàm lượng dinh dưỡng có trong rau.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Cảnh giác với những dấu hiệu u gan

Những dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, đau bụng, cảm giác tức, nặng vùng hạ sườn phải, có thể là dấu hiệu bệnh gan
U gan có 2 dạng. Đó là:
  • U lành tính bao gồm nang gan, u tuyến tế bào gan, tăng sản tế bào gan dạng nốt và một số loại ít gặp khác.
  • U ác tính gồm ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư gan đường mật, ung thư gan do di căn và một số loại khác.
Nước ta là quốc gia có tỷ lệ ung thư gan cao nhất thế giới. Tỷ lên nam giới mắc bệnh này cao gấp 4 đến 8 lần nữ, thường gặp ở độ tuổi trên 45. Vẫn chưa xác định được u gan hay ung thư gan, chỉ biết rằng nó liên quan tới các yếu tố:
Xơ gan: Ung thư gan thường xảy ra trên nền xơ gan, chiếm từ 65 đến 85% số ca mắc. Hơn 50% người bị xơ gan là do rượu.
Viêm gan siêu vi: Thực nghiệm cũng như nghiên cứu dịch tễ học cho thấy có sự liên quan rõ ràng giữa ung thư gan nguyên phát với viêm gan siêu vi B và siêu vi C.
Các chất hóa học như aflatoxin B1, estrogen, anabolic steroids, dioxin… cũng gây ung thư gan, bệnh thường được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe tổng quát. Khi tới giai đoạn muộn, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tương đối rõ, song lúc này bệnh đã trở nặng, hiệu quả điều trị kém, tiên lượng rất xấu.
Các triệu chứng thường gặp khi bị u gan là chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, đau bụng, cảm giác tức, nặng vùng hạ sườn phải. Trường hợp bị xơ gan thì lá gan thường to hơn ở vùng dưới sườn phải hay trên rốn. U gan gây tắc nghẽn đường mật ở giai đoạn sớm có thể làm cho da toàn thân chuyển màu vàng, thỉnh thoảng có thể sốt nhẹ. Ở giai đoạn muộn của ung thư tế bào gan, da toàn thân có thể chuyển sang màu vàng nhạt.
U gan nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng. Nếu u lành tính, biến chứng chủ yếu là ở nang gan như nhiễm trùng trong nang, xuất huyết trong nang, nang gan lớn gây đau tức… Trường hợp u ác tính nếu là ung thư gan nguyên phát có tiên lượng rất xấu, diễn tiến nhanh. Các biến chứng thường gặp là khối u vỡ chảy máu, nôn ra máu vỡ tĩnh mạch thực quản, xâm lấn các cơ quan lân cận.
Các phương pháp điều trị bệnh như hóa trị, gây tắc mạch kết hợp với hóa trị (OCE, TACE), xạ trị tại chỗ, hủy u gan qua da bằng cách tiêm Ethano percutaneous Ethanol Injection – PEI, hủy u bằng điện cao tần (RFA – RadiFrequency Ablation), phẫu thuật cắt gan.
Tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bác sỹ sẽ đề nghị phương pháp điều trị thích hợp, điều trị u gan thường phải phối hợp nhiều phương pháp, không một phương pháp nào là tối ưu.
Bệnh này thường liên quan tới viêm gan, xơ gan, do đó để phòng bệnh này cần tránh các yếu tố gây xơ gan, viêm gan. Cụ thể là phòng ngừa viêm gan B, C, trong đó hiệu quả nhất là tiêm văcxin cho trẻ em và người lớn. Bệnh nhân viêm gan cần theo dõi và điều trị đúng phác đồ, hạn chế bia rượu, tránh dùng thức ăn mốc như ngũ cốc, rau quả để lâu ngày. Khi nghi ngờ bệnh, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bằng xét nghiệm AFP, siêu âm hay chụp cắt lớp. Hiệu quả điều trị cao hay thấp tùy thuộc rất nhiều vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Mùa mưa và những con muỗi

Vào mùa mưa, các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao. Muỗi đốt vật/người mang mầm bệnh (mầm bệnh có khả năng sống trong nước bọt của muỗi) và lây nhiễm bệnh cho người bị muỗi đốt.

>> chua benh mat ngu
Muỗi truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, thậm chí gây nên dịch. Vào mùa mưa, các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao.
Sốt xuất huyết: Điều quan trọng nhất khi mắc bệnh sốt xuất huyết là phải theo dõi sát sao diễn biến để đưa người bệnh đến các cơ sở y tế kịp thời. Bệnh có những triệu chứng của nhiễm siêu vi nói chung. Người bệnh sốt cao trên 380 liên tục. Trong hai ngày đầu, nếu chỉ có triệu chứng sốt, có thể chăm sóc người bệnh tại nhà.
Cụ thể: Hạ sốt cho người bệnh bằng thuốc Paracetamol hoặc Efferagan, người lớn uống loại 500mg/lần, một ngày ba-bốn lần; trẻ em uống theo cân nặng, 10-15mg x cân nặng/lần, ngày ba-bốn lần; lau mát cơ thể bằng nước ấm; cho người bệnh uống đủ nước theo nhu cầu (nếu không uống được, cần đưa đến cơ sở y tế để được truyền dịch); ăn nhẹ, chia làm nhiều lần nhưng đầy đủ dinh dưỡng; bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B.
Cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu chuyển nặng: sốt cao liên tục li bì, móng tay tím, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi ngoài ra phân đen, đau tức vùng hạ sườn phải, tiểu ít, ra kinh nguyệt sớm bất thường hoặc ra nhiều hơn (ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), người bứt rứt, vật vã, khó chịu. Ngay khi đã đến ngày thứ năm-sáu, cơ thể đã hạ sốt nhưng nếu bị tụt huyết áp hoặc có xuất huyết (xung huyết da, nốt đỏ trên da, chảy máu niêm mạc) người bệnh cũng phải đến bệnh viện ngay.
Những đối tượng sau cần được theo dõi chặt chẽ hơn và đến bệnh viện ngay khi sốt cao liên tục mà không cần đợi có dấu hiệu chuyển nặng: người trên 65 tuổi, trẻ dưới năm tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính (tim, phổi, tiểu đường, khớp, thận…).
Viêm não-màng não: Muỗi có thể truyền các loại virus gây bệnh viêm não vùng châu Phi, viêm não sông Nin, ở Việt Nam thường gặp là bệnh viêm não Nhật Bản.
Khởi nguồn từ những con heo mang mầm bệnh, muỗi chích những con vật này rồi chích vào người, truyền mầm bệnh. Đối tượng dễ nhiễm bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi, nguy cơ cao hơn với nhóm trẻ từ hai-sáu tuổi. Bệnh có khả năng gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề như động kinh, suy giảm khả năng học tập, đần độn, liệt, mất ngôn ngữ…
Triệu chứng của bệnh diễn tiến như sau: ban đầu là sốt, nhức đầu, ói mửa; nặng hơn là co giật cục bộ một nhóm cơ nào đó hoặc toàn thân; sau đó có thể bị rối loạn tâm thần với những biểu hiện nói lảm nhảm, hoặc bị kích động, la hét, đôi lúc lại thờ ơ, buồn bã. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng lâm sàng khác. Cụ thể, khi virus tấn công, có thể làm tổn thương các dây thần kinh sọ não, tạo nên những bất thường ở nhãn cầu, gây ra tình trạng lác, nhìn đôi, đồng tử giãn to, méo miệng; gây hội chứng màng não với biểu hiện thường gặp là đau cứng cổ, không thể xoay ngang dọc, lên xuống; nặng hơn, khi biến chứng đến vùng vận động, có thể gây liệt một phần (tay/chân…) của cơ thể.
Bệnh có đặc điểm khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu, vì có những triệu chứng chung của các loại sốt siêu vi; kể cả khi đã được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như công thức máu, kiểm tra não bằng chụp CT, MRI (nếu có triệu chứng đau đầu nhiều, ói nhiều). Chẩn đoán mang tính quyết định nhất là phải lấy dịch não tủy ở vùng thắt lưng. Đây là chẩn đoán đơn giản, ít tốn kém (so với CT, MRI) lại hiệu quả trong việc tìm virus gây bệnh.
Thông thường, sẽ rất khó xác định bị muỗi đốt vào lúc nào mà cần dựa vào những yếu tố liên quan như nếu đang ở trong vùng dịch tễ mà bị sốt thì cần phải nhập viện để được theo dõi và hỗ trợ điều trị kịp thời. Khi vào máu, virus sẽ tấn công toàn thân nên có thể cũng sẽ có những triệu chứng như: ho khan, rối loạn hô hấp/tiêu hóa (tiêu chảy), nổi ban, xung huyết ngoài da, mắt đỏ lên. Ở trẻ một-hai tuổi thóp sẽ bị phồng căng, khóc và bỏ bú.
May mắn là đã có vắc-xin để ngừa viêm não Nhật Bản. Phụ huynh nên cho trẻ tiêm ngừa sớm và tiêm đủ liều, bắt đầu từ một tuổi, để tạo kháng thể chủ động cho trẻ.
Bệnh sốt rét: Hiện vẫn còn gặp nhiều ở các vùng rừng núi, ít gặp ở các trung tâm đô thị. Bệnh có dấu hiệu điển hình là rét run, sốt nóng, ra mồ hôi, nhức đầu, mệt mỏi. Khi có triệu chứng của bệnh, cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để thành sốt rét ác tính, bệnh có nguy cơ tử vong cao.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Những thói quen giúp bạn khỏe suốt 4 mùa

Chú ý tăng sức đề kháng bằng những thói quen sống và ăn uống sẽ giúp bạn tránh xa bệnh tật, khỏe suốt 4 mùa trong năm
Những thói quen giúp bạn luôn khỏe
Uống đủ nước.Mỗi ngày chúng ta cần uống ít nhất từ 1,5 – 2 lít để cơ thể hoạt động tốt. Trong đó một cốc trước khi đi ngủ và một cốc vào buổi sáng khi thức dậy. Khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên uống quá 150-200ml. Nên uống nước trước bữa ăn khoảng 15- 30 phút.
Uống nước giúp tăng sức đề kháng, duy trì vẻ đẹp của mái tóc, dưỡng ẩm cho da, giảm nếp nhăn, tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, thận hoạt động tốt hơn, tránh được sỏi thận và các căn bệnh về thận. Cơ thể sẽ loại bỏ độc tố thông qua các lỗ chân lông nếu bạn uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
Tuy nhiên, cần lưu ý vào mùa lạnh nên uống nước ấm, không nên uống nước quá nóng trên 45 độ C để tránh ảnh hưởng đến lớp men răng và lớp niêm mạc vòm miệng, thực quản, dạ dày.
Giữ ấm đôi chân. Chân ở dưới cùng hệ tuần hoàn, nằm xa tim, máu chảy ngược lên khiến dinh dưỡng cho chân khó khăn hơn so với các bộ phận khác, vì thế trong mùa lạnh ngoài việc giữ ấm cơ thể cần phải đặc biệt chú ý chăm sóc và giữ ấm đôi bàn chân.
Vận động thường xuyên giúp phòng ngừa nhiều bệnh, tập thể dục, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày là cách phòng bệnh mùa lạnh tự nhiên nhất vì giúp cải thiện lưu thông máu cho bàn chân.
Tăng cường sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe
Tỏi: Tỏi được mệnh danh là thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp phòng chữa cảm cúm, cảm lạnh. Ăn nhiều tỏi còn phòng ngừa được ung thư, các bệnh về tim mạch.
Gừng: Gừng có tính ấm, là vị thuốc rất tốt cho cơ thể. Một ly trà gừng mỗi sáng  sẽ giúp giữ ấm và làm cho bạn tỉnh táo hơn để bắt đầu một ngày mới. Gừng còn có tác dụng chữa chứng tắc nghẹt ở cổ họng hay mũi do viêm họng, cảm cúm gây nên rất hiệu quả.
Đậu đen: Có tính bình, vị ngọt, tác dụng nhuận tràng bổ huyết, ăn nhiều đậu đen sẽ phòng được nhiều bệnh. Bạn có thể nấu chè đậu đen bằng cách cho đậu đen vào nồi, nấu cho đậu thật mềm, thêm đường vừa ăn, làm bữa ăn phụ cho gia đình sẽ rất bổ dưỡng.
Rau cải: Rau cải giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp phổi khỏe hơn. Có thể chế biến nhiều món ăn với rau cải như xào, luộc, nấu canh… vừa bổ sung dưỡng chất vừa làm phong phú thêm bữa cơm gia đình.
Khoai lang: Là thực phẩm giàu chất xơ, ít béo, ít calo, nhiều vitamin và chất ôxy hóa, khoai lang giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa hiệu quả sự xâm nhập của các loại virut, vi khuẩn. Ngoài ra khoai lang còn có tác dụng trị táo bón rất tốt.

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Những thực phẩm tốt những dễ gây đầy hơi

Mặc dù tốt cho sức khỏe, tuy nhiên tỏi, đậu, súp lơ,…lại không tốt cho những người bị đầy hơi, do đó nên thận trọng khi sử dụng
Những thực phẩm tốt những dễ gây đầy hơi
Đậu đỗ. Giàu protein, chất xơ và nhiều dưỡng chất khác đậu đỗ tốt cho sức khỏe nhưng lại dễ gây chướng bụng, đầy hơi. Mẹo nhỏ khắc phụ điều này đó là ngâm đậu đỗ qua đêm trước khi chế biến, giúp tiêu hóa chúng dễ dàng hơn.
Tỏi. Nhiều người thường bị đầy hơi sau khi ăn tỏi. Lợi ích của tỏi đối với sức khỏe thì không ai có thể phủ nhận, do đó chỉ vì bị đầy hơi mà tránh tỏi khi không nên, có thể nấu tỏi trước khi ăn hoặc chế biến với thực phẩm khác để tránh đầy hơi.
Hành tươi. Hành gây đầy hơi vì có chứa fructans, có thể gây ra khí. Loại rau này có nhiều lợi ích cho sức khỏe và bạn nên nấu chín để tránh đầy hơi. Nếu vẫn bị vấn đề này thì nên nấu hành với các loại gia vị và thảo dược như bạch đậu khấu, quế.
Súp lơ, cải bắp. Thực phẩm này rất tốt vì giúp giảm cân, rất giàu chất xơ, sắt, nhiều vitamin và khoáng chất. Nếu bạn thường bị chướng bụng, đầy hơi khi ăn thực phẩm này thì có thể thay thế cải bó xôi, dưa chuột, rau diếp và bí xanh thay cho các loại rau họ cải.
Sản phẩm từ sữa. Sữa, pho mát, sữa chua, bơ… đều tốt cho sức khỏe nhưng có thể gây đầy hơi. Nếu bạn bị đầy hơi sau khi ăn những thực phẩm này thì có thể dùng nước cốt dừa, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành…thay cho các sản phẩm sữa.
Lúa mạch. Đây là một trong những thực phẩm giảm cân tốt nhất, giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, giúp bạn no lâu. Nếu bạn cảm thấy khó chịu sau khi ăn loại thực phẩm này, bạn có thể ăn gạo nâu, kiều mạch, yến mạch và quinoa thay vì lúa mạch

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Bệnh viêm gan B có nên dùng mật ong chanh nóng

Uống nước chanh mật ong nóng buổi sáng được coi là thói quen tốt cho sức khỏe, thế nhưng ở người bệnh viêm gan B, thói quen này có ảnh hưởng tới gan không?
Một vài trường hợp người bệnh viêm gan B, đồng thời mắc chứng béo phì, gan nhiễm mỡ kèm theo và gan nhiễm mỡ cũng có thể gây xơ gan về sau.
Thói quen uống nước chanh ấm thì sẽ có nhiều vitamin C và các chất chống o-xy hóa nên sẽ có lợi trong trường hợp các bệnh lý gan do virus ví dụ như viêm  gan B, viêm gan C và gan nhiễm mỡ nói chung. Tuy nhiên, không vì thế mà lạm dụng, vì uống quá nhiều mật ong dễ làm thừa cân béo phì và gan nhiễm mỡ nhất những người đang mắc chứng này.
Tốt nhất người bệnh nên khám chuyên khoa tiêu hóa – gan mật để được xác định viêm gan B mãn thể nào để có hướng theo dõi và điều trị thích hợp tránh diễn tiến thành xơ gan và ung thư gan về sau.
Lời khuyên phòng bệnh viêm gan B
  • Kiểm tra xem đã nhiễm bệnh hay chưa qua xét nghiệm máu tìm dấu ấn HBSAg.
  • Chủng ngừa là biện pháp phòng bệnh hiệu quả hàng đầu.
  • Tình dục an toàn.
  • Không dùng chung các vật sắc nhọn như dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay móng chân, kim châm cứu…
  • Phụ nữ mắc bệnh viêm gan B nếu muốn có thai cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được xác định ở thể bệnh nào.

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ

Táo bón ở trẻ nhỏ kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ, làm cách nào cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ?
Điều cần làm trước tiên là thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Với trẻ còn bú mẹ, cần cho trẻ bú đủ nhu cầu trong ngày, nhớ cho trẻ uống thêm nước. Nếu mẹ bị táo bón trong khi cho con bú cũng phải điều trị táo bón ở mẹ.
Với trẻ đã ăn dặm cho cho trẻ ăn đủ nhu cầu, bữa ăn đa dạng cung cấp đủ đạm, chất xơ nên dùng các loại rau như rau giền, rau lang, rau mồng tơi, khi nấu bột, cháo cần xay nhỏ lấy cả nước lẫn rau hoặc băm nhỏ. Cho trẻ ăn các loại trái cây như chuối tiêu, đu đủ, cam quýt…,điều quan trọng và phải uống đủ nước.
Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo hoặc lớn hơn ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ trong rau quả trên, uống đủ nước, nên cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích tiêu hóa.
Nếu trẻ bị táo bón kéo dài thường xuyên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa. Đối với nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp.
Nếu nguyên nhân là do ăn uống chưa phù hợp, hãy thay đổi cho phù hợp hơn, cần phải thay đổi cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng như hướng dẫn trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, không vội vàng đi không hết phân hoặc ngồi bô quá lâu, khi muốn đi đại tiện không nên sợ bẩn hoặc ngại không xin phép cô giáo đi vệ sinh,…