Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Những thực phẩm dễ gây dị ứng

Dị ứng là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch, những thực phẩm dễ gây dị ứng đó là trứng, sữa, hải sản, một số loại hạt…
Trứng. Phần lớn các protein gây dị ứng trứng nằm trong lòng trắng trứng trong đó có ba loại chính là ovomucoid, ovalbumin và conalbumin. Dị ứng trứng thường biểu hiện ra ngoài da và tiêu hóa. Phản ứng ngoài da đầu tiên có thể xuất hiện chỉ vài phút sau khi dùng trứng, trong khi các biểu hiện tiêu hóa thường rất khác biệt về thời điểm xuất hiện, độ nặng và mức độ kéo dài. Thậm chí có trường hợp sau khi ăn trứng bị sốc phản vệ và phản ứng hô hấp…
Cá. Dị ứng cá có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ và thường gặp ở người trưởng thành, ở nơi người dân hay ăn cá. Người bị dị ứng hiếm khi tự thoát khỏi tình trạng này.
Thành phần gây dị ứng chủ yếu ở tất cả các loài cá là protein parvalbumin. Do đó, những người phản ứng với một loại cá thường cũng dị ứng với các loài cá khác. Nhiệt độ cao trong khi nấu không làm phá hủy các parvalbumin. Chính vì vậy, cách duy nhất để không bị dị ứng đó là hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Sữa bò. Dị ứng sữa bò là một dạng dị ứng thường gặp nhất ở trẻ em. Khoảng 2-7% các bé dưới 1 tuổi đều bị dị ứng với sữa bò.  Dị ứng sữa bò thường gây ban đỏ, nổi mề đay, viêm da, chàm, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, hoặc khó thở, hen ngay trong giờ đầu sau khi sử dụng. Trường hợp dị ứng nặng có thể gây sốc phản vệ, nguy cơ tử vong cao. Dị ứng sữa bò làm tăng nguy cơ dị ứng với các thức ăn khác cũng như dị ứng ở mũi. Có tới 10% trẻ dị ứng sữa bò sẽ phản ứng với thịt bò.
Các loại hạt. Các loại hạt như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, đậu phộng (lạc)… được coi là nhóm thực phẩm có tiềm năng gây dị ứng lớn nhất, nghĩa là chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ làm bạn bị dị ứng.
Khoảng 0,5% dân số dị ứng với các hạt này, bệnh hiếm khi tự khỏi. Trẻ dị ứng với một loại hạt cây thường cũng sẽ dị ứng với các loại hạt cây khác và có thể dị ứng chéo với lạc. Dị ứng hạt điều được cho là nặng hơn dị ứng lạc.
Hải sản. Tất cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng. Nhưng các loài như tôm, cua, ngao sò, mực dễ gây dị ứng hơn cả. Có hai dạng dị ứng, một là với các loài giáp xác như tôm, cua… hai là dị ứng với các loài nhuyễn thể như ngao, sò, hến… Các triệu chứng của dị ứng hải sản bao gồm sưng tấy cơ thể, thở khó, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt…
Những người bị dị ứng với hải sản nên tránh xa khu vực chế biến hải sản vì khi hít phải hơi thức ăn loại này cũng có thể bị dị ứng. Thậm chí, dị ứng cũng xảy ra nếu dùng chung bát đĩa… đựng hải sản của người khác.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Cách xử trí khi chảy máu cam

Vào mùa nóng nhiều người thường bị chảy máu cam, bạn cũng đừng quá lo lắng nhé, hãy làm theo những cách sau
Khi bị chảy máu cam, tránh đi nằm. Bạn có thể nghĩ rằng đó là cách có thể ngăn chặn máu chảy nhưng ngược lại sẽ làm tình hình tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy ngồi thẳng và nghiêng nhẹ đầu về phía trước. Không ngước đầu về sau do một khi bạn làm điều này, máu có xu hướng chảy xuống cổ họng.
Nuốt máu có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Hãy cầm miếng giấy mềm và chậm chậm nhẹ ở mũi cho đến khi máu ngưng chảy. Nếu bạn cảm thấy có máu chảy trong miệng, hãy nhổ ra. Liên tục súc miệng trong trường hợp bạn cảm thấy không thoải mái.
Sử dụng thuốc xịt mũi để ngăn chặn máu nếu máu chảy nhiều. Lấy ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng giữ mũi. Lúc này, bạn nên thở bằng miệng. Dùng một cái khăn quấn vài cục đá lạnh và áp lên mũi. Điều này sẽ giúp ngăn máu chảy. Tránh thực hiện mọi hoạt động nặng một khi máu ngưng chảy.
Nếu tình trạnh chảy máu cam thường xuyên thì tốt nhất nên đi khám, để có thể điều trị kịp thời.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Những dấu hiệu tuần hoàn máu kém

Máu di chuyển khắp cơ thể để vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng, hóc môn cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, một số dấu hiệu tuần hoàn máu kém
Có nhiều nguyên nhân gây tuần hoàn máu kém như các mảng bám trong mạch máu và các yếu tố khác đã làm chậm tuần hoàn máu vì vậy hạn chế vận chuyển máu tới tim, cánh tay, chân và các khu vực quan trọng khác của cơ thể.
Thói quen hút thuốc, lười vận động, ngồi lâu, thói quen ăn uống không lành mạnh và bệnh tật có thể khiến nhiều người nhạy cảm với vấn đề này. Mang thai và tăng cân cũng gây ra tình trạng tuần hoàn máu kém.
Dầu hiệu tuần hoàn máu kém
Rối loạn tiêu hóa. Tuần hoàn máu kém cũng có thể khiến máu ít được bơm tới các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả đường tiêu hóa, kết quả là tiêu hóa chậm và táo bón.
Móng yếu và rụng tóc. Do lưu thông máu giảm, một số cơ quan như tóc, da và móng sẽ không nhận đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu vì vậy tóc bị rụng, khô, da khô, móng yếu.
Tay chân lạnh. Tuần hoàn máu tốt giúp duy trì thân nhiệt bình thường trong khi tuần hoàn máu kém khiến thân nhiệt bị giảm. Kết quả là bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, lạnh tay và chân.
Mất cảm giác thèm ăn. Tuần hoàn máu tới gan kém sẽ chặn các tín hiệu đói truyền lên não. Điều này khiến bạn ăn ít vì không có cảm giác thèm ăn, vì vậy cân nặng cũng sẽ giảm.
Phù bàn tay, bàn chân. Tuần hoàn máu kém có thể ảnh hưởng tới thận, gây nên tình trạng sưng bàn tay, bàn chân hay còn gọi là phù. Chất dịch được tích lũy trong bàn tay, bàn chân gây phù và khó chịu.
Kiệt sức. Tuần hoàn máu kém làm cho lượng oxy và dưỡng chất được chuyển tới các cơ ít hơn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Tuần hoàn máu kém cũng gây khó thở, đau nhức cơ bắp và khó khăn trong duy trì các hoạt động hàng ngày.
Hệ miễn dịch kém. Khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài của cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi tuần hoàn máu kém vì các kháng thể cũng sẽ hoạt động chậm chạp. Kết quả là bạn dễ bị bệnh. Các chấn thương và vết thương sẽ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.
Rối loạn cương dương. Do tuần hoàn máu kém, lượng máu lưu thông tới cơ quan sinh sản không đủ gây nên tình trạng rối loạn cương dương, khiến cho các quý ông khó “hoàn thành nhiệm vụ”.
Chức năng não kém. Lưu thông máu tốt thì não mới hoạt động tốt. Tuần hoàn máu kém khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung và suy giảm trí nhớ.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Những phát hiện mới về hệ tiêu hóa của trẻ em

Hệ tiêu hóa của trẻ em chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp phải những rắc rối như táo hóa, rối loạn tiêu hóa…Những phát hiện mới về hệ tiêu hóa của trẻ em
Những con số về sinh lý hệ tiêu hóa
  • 4 cơ quan chính của hệ tiêu hóa, bao gồm: khoang miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Thông thường thực phẩm sẽ mất khoảng 18 đến 48 giờ để đi qua toàn bộ các cơ quan này.
  • 10 – 12 giờ sau khi sinh: là khoảng thời gian dạ dày và ruột trẻ sơ sinh hoàn toàn vô trùng, sau đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ qua miệng, qua đường hô hấp và đường trực tràng. Ước tính có đến một trăm ngàn tỉ khuẩn, với khoảng 500 loại khác nhau sống trong đường ruột, chúng được gọi là hệ vi sinh vật đường ruột.
  • 80%: là % chất đạm, tinh bột và chất béo được tiêu hóa tại ruột non. Trong thời gian đầu đời trẻ rất cần một hệ tiêu hóa khỏe mạnh vì thành ruột ở trẻ còn mỏng, nếu đường tiêu hóa bị nhiễm trùng thì chất độc dễ xâm nhập vào máu, gây ngộ độc.
nhung phat hien ve he tieu hoa cua tre
Những con số về vai trò hệ tiêu hóa
  • 2: là cách tưởng tác giữa hệ tiêu hóa và trí não của trẻ, bao gồm tương tác trực tiếp và tương tác gián tiếp. Một mặt hệ tiêu hóa trực tiếp cung cấp những dưỡng chất giúp cho não bộ phát triển như: axit folic, sắt, kẽm, canxi, photolytic, DHA, ARA, Omega3, Omega6…, mặt khác hệ tiêu hóa còn tác động gián tiếp thông qua trục não ruột để giúp cho cả 2 cơ quan đều hoạt động tốt hơn.
  • 70-80%: là khả năng hệ tiêu hóa khỏe mạnh quyết định sức đề kháng của trẻ. Hệ miễn dịch có nhiều cơ quan nhưng bộ phận quan trọng chịu trách nhiệm đào tạo các tế bào miễn dịch, làm chúng trở nên chuyên biệt hơn, mạnh hơn chính là rất nhiều hạch lympho dọc suốt thành ruột. Chăm sóc tốt hệ tiêu hóa là góp phần giúp trẻ phát triển thể chất và trí não
  • 100%: là lượng dưỡng chất và năng lượng hệ tiêu hóa cung cấp cho cơ thể bé sinh trưởng thông qua hoạt động xử lý thức ăn.
Những con số về chăm sóc hệ tiêu hóa
  • 3: là loạt con số liên quan đến chu kì đau bụng nhũ nhi trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Thông thường, trẻ sẽ đau bụng nhũ nhi theo chu kỳ. Vào buổi chiều tối, trẻ quấy khóc không dỗ được, kéo dài hơn 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần, và tiếp tục hơn 3 tuần ở những trẻ nhũ nhi dưới 3 tháng. Lưu ý là tình trạng này không kèm theo ói mửa, tiêu chảy, hay lên cân kém, thường kết thúc vào tháng thứ 4 hoặc chậm nhất là tháng thứ 5. Khi trẻ đau bụng nhũ nhi, mẹ nên ẵm trẻ lên, đung đưa nhẹ nhàng, làm dịu đau bằng cách xoa bụng trẻ, đưa đi dạo bằng xe, cho nghe nhạc…Mẹ nên duy trì xoa bụng bé nhẹ nhàng hình vòng tròn theo chiều kim đồng mỗi ngày 3 – 4 lần để giúp lưu thông tiêu hóa cho trẻ. Mẹ cũng nên lưu ý  cho bé bú đúng tư thế và giúp bé ợ hơi sau bú.
  • 500 – 750ml: là lượng sữa mẹ và dinh dưỡng công thức theo mức khuyến nghị trẻ 1-3 tuổi cần được cung cấp mỗi ngày. Mẹ nên chọn các loại dinh dưỡng công thức có chứa thành phần đạm whey dễ tiêu hóa, hỗn hợp đường bột giảm lactose, hệ chất béo không chứa dầu cọ và chất xơ GOS sẽ giúp bé tiêu hoá tốt hơn, phân mềm và xốp hơn, giảm áp lực cho ruột.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Huyết áp không ổn định dễ mắc bệnh tim

Cả huyết áp cao hay huyết áp thấp đề nguy hiểm dễ gây đột quỵ, trường hợp huyết áp thường xuyên dao động có thể gây bệnh tim
Một nghiên cứu tại Anh các nhà khoa học đã theo dõi 25.000 người trong nhiều năm. Người tham gia được kiểm tra huyết áp bảy lần trong những tháng từ thứ 6 – 28 và được theo dõi trung bình trong vòng 2,8 năm.
So với người có huyết áp ổn định, người có huyết áp tâm thu dao động trung bình 15 mmHg có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch hoặc cơn nhồi máu cơ tim nhiều hơn 30%, nguy cơ đột quỵ não nhiều hơn 46% và nguy cơ tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào nhiều hơn 58%.
Huyết áp tâm thu là số đầu tiên khi đọc về chỉ số huyết áp. Ở đây các nhà nghiên cứu đã loại trừ những yếu tố như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, hút thuốc, tiểu đường,…
Bệnh nhân phải nhận thức rằng huyết áp của họ đang dao động, và nếu dao động quá nhiều, họ phải nói chuyện với bác sĩ tại sao có chuyện này.
Huyết áp dao động có thể là dấu hiệu của tình trạng tổn thương động mạch đang gia tăng, đặc biệt là tình trạng xơ hoá. Như bạn đã biết cao huyết áp là yếu tố góp phần hàng đầu dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ não, suy thận…
Mục tiêu lớn nhất trong điều trị cao huyết áp là duy trì huyết áp ở mức ổn định ở mức 140 mmHg và huyết áp tâm trương xuống dưới 90 mmHg, và thay đổi phong cách sống.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

5 dưỡng chất không thể thiếu trong bữa trưa

Nên ăn gì cho bữa trưa? Nếu bổ sung đủ những dưỡng chất cần thiết cho bữa trưa thì bạn cũng không cần phải quá băn khoăn vì điều này
Để tốt cho sức khỏe mà không ảnh hưởng đến nỗ lực giảm cân, hãy đảm bảo bổ sung đủ những dưỡng chất sau trong bữa trưa.
Chất đạm. Chất đạm là chất dinh dưỡng thực hiện chức năng xây dựng vững chắc các mô & tế bào cho cơ thể nên mỗi ngày con người đều cần bổ sung một lượng chất đạm nhất định thông qua chế độ ăn uống hợp lý.
Hãy chuẩn bị cho bữa trưa những thực phẩm giàu đạm để cung cấp đủ cho bạn khoảng 20-30 gram protein – chiếm khoảng 20% lượng calo trong bữa trưa nhằm tăng cường năng lượng cho tất cả các bộ phận cơ thể từ trưa đến chiều, giảm sự mệt mỏi cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
5 duong chat can co trong bua trua
Calo. Những người đang giảm cân, calo là nỗi lo ngại lớn, nhưng thực tế đó là nguồn năng lượng không thể thay thế đối với mỗi chúng ta. Bởi thế, nếu bạn muốn  giữ cho cân nặng ổn định không có nghĩa là bạn phải nhịn ăn hay bỏ bữa, mà là bạn vẫn ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bữa trưa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nạp từ 400-450 lượng calo vào cơ thể trongbữa trưa của mình.
Đường. Bí mật đằng sau một bữa ăn hoàn toàn khỏe mạnh chính là bạn hãy ăn tất cả mọi thứ mà cơ thể cần. Một bữa trưa lành mạnh cần phải có đủ khoảng 4gr đường đấy nhé. Bạn cũng có thể ăn thêm 1 số loại trái cây với thành phần là các loại đường tự nhiên sẽ rất có lợi cho việc giảm cân, giúp duy trì sự cân bằng của lượng đường trong cơ thể và còn mang lại rất nhiều lợi ích khác mà bạn không ngờ tới.
Carbohydrate hay Carbs. Carbs là chất cung cấp nguồn năng lượng chính cho những hoạt động thường ngày của bạn. Mặc dù, một số người luôn cố gắng thực hiện theo chế độ ăn rất ít carb để giảm cân, nhưng có thể điều này sẽ gây phản tác dụng đấy nhé. Bởi vì khi cắt giảm quá nhiều carbs, bạn có thể sẽ không cung cấp đủ carbohydrate – nhiên liệu cho cơ thể vận động hàng ngày. Do đó, bữa trưa của mỗi người luôn cần nạp thêm từ 50-65 gram Carbs để tăng năng lượng cho buổi chiều.
Chất béo. Có không ít chị em công sở sẽ lắc đầu từ chối ngay khi nghe nhắc đến thực phẩm chứa chất béo. Tuy nhiên sự thật là vào bữa trưa, bạn có thể bổ sung khoảng 13-18g chất béo, chiếm 30-45% tổng số calo cần thiết cho cơ thể. Bạn nên cho vào thực đơn những thực phẩm như dầu, bơ, oliu hay các loại hạt.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Phòng ngừa cảm cúm bằng thực phẩm tự nhiên

Cảm cúm là bệnh thường gặp lúc giao mùa, hãy dùng cá hồi, sữa chua, hàu,… là những thực phẩm tăng miễn dịch phòng cảm cúm
Dứa. Ăn 1/2 chén dứa mỗi ngày trong hai tháng giúp tăng cường hệ miễn dịch của người tham gia. Dứa giàu chất dinh dưỡng thúc đẩy cơ thể sản xuất bạch cầu hạt để tạo nên các tế bào máu trắng. Tế bào máu trắng giúp cơ thể chống lại vi khuẩn cúm.
Cá hồi. Cá hồi cung cấp cho cơ thể omega-3, protein, vitamin E, và canxi để tăng cường hệ miễn dịch.
Sữa chua. Các chế phẩm sinh học chống lại bệnh tật trong sữa chua giúp ngăn chặn các triệu chứng cảm lạnh và cúm.
Ớt. Khi bạn bắt đầu cảm thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm, thì ăn ớt cay lúc này là liều thuốc tự nhiên rất hiệu quả. Ớt cay giàu capsaicin – hợp chất giúp giảm các triệu chứng của cảm cúm như sổ mũi.
Hàu. Động vật có lượng kẽm cao, giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch và chữa bệnh. Nghiên cứu cho thấy khi dùng kẽm các dấu hiệu đầu tiên của sổ mũi giảm rõ rệt.
Cà rốt. Cà rốt được biết đến với beta-carotene và giàu vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin A cũng giúp các mô trong miệng, dạ dày, hệ hô hấp, và ruột khỏe mạnh.
Trứng. Trứng là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới và tăng cường hệ miễn dịch. Nên ăn trứng 3-4 lần một tuần vì trứng rất giàu protein, sắt và vitamin A, giúp ích cho chức năng miễn dịch.
Trà chanh nóng. Nhấm nháp trà nóng đôi khi là điều duy nhất bạn có thể làm để ngừa bệnh. Và loại thức uống này sẽ đạt hiệu quả ngừa bệnh cúm nếu cho vài lát chanh. Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Nghiên cứu dinh dưỡng và Thực tiễn, cả chanh và trà giàu hợp chất quercetin giúp tăng chức năng miễn dịch.